5 ví dụ về tâm lý khách hàng thường gặp và cách xử lý phù hợp

ví dụ về tâm lý khách hàng

Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn 5 ví dụ về tâm lý khách hàng thường gặp trong hoạt động bán hàng hàng ngày.

Bạn có biết điều làm nên sự thú vị trong kinh doanh, bán hàng là gì không? Đó là hàng giờ, hàng ngày bạn sẽ được tiếp xúc với nhất nhiều kiểu khách hàng, từ những người “thế nào cũng được” đến “mẹ thiên hạ”.

Và bạn phải thật thông minh, khéo léo để chinh phục họ. Dưới đây là 5 ví dụ về các loại tâm lý khách hàng thường gặp và cách để “đối phó” với họ.

ví dụ về tâm lý khách hàng

1. Khách hàng quan tâm đến chi tiết

Đặc điểm: Đây là kiểu khách hàng thường gặp trong những cửa hàng bán lẻ và các công ty dịch vụ.

Họ thường đặc biệt quan tâm đến chi tiết sản phẩm và muốn biết càng nhiều về sản phẩm càng tốt. Thông thường, họ sẽ khảo sát sau đó so sánh sản phẩm, dịch vụ của bạn và đối thủ cạnh tranh trước khi chốt đơn.

Với kiểu khách hàng này nếu bạn hỏi quá nhiều về nhu cầu của họ thay vì cung cấp thông tin sản phẩm họ sẽ bỏ đi.

Hãy nhớ hạn chế hỏi về nhu cầu của nhóm khách hàng này vì họ không thích bị dò hỏi quá nhiều

Cách xử lý: Hãy nhiệt tình giới thiệu chi tiết về tính năng sản phẩm, cung cấp cho họ các con số đo lường hoặc biểu đồ dữ liệu của sản phẩm, dịch vụ và thuyết phục họ bằng các tính năng, đặc điểm vượt trội của sản phẩm mà bạn đang cung cấp so với đối thủ cạnh tranh.

2. Khách hàng quan tâm đến bảo hành

Đặc điểm: Đối với một số khách hàng, những thông tin về chính sách bảo hành, hậu mãi và chăm sóc, hỗ trợ sau bán quan trọng hơn tất cả những vấn đề khác. Bởi họ quan niệm rằng “sản phẩm có chất lượng càng tốt thì thời gian bảo hành của sản phẩm càng lâu”.

Làm nổi bật chế độ bảo hành của sản phẩm là cách chinh phục nhóm khách hàng quan tâm đến bảo hành

Cách xử lý: Vì những kiểu khách hàng quan tâm đến bảo hành chỉ chú trọng một điều là sản phẩm, dịch vụ của họ có được đổi trả hoặc sửa chữa free nếu xảy ra hỏng hóc trong quá trình sử dụng hay không, cho nên nhiệm vụ của người bán hàng lúc này là làm nổi bật ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ về bảo hành, dịch vụ hậu mãi hay tốc độ phản hồi.

3. Khách hàng dễ mất kiên nhẫn

Đặc điểm: Kiểu khách hàng này thường có những hành động mua hàng nhanh chóng, gọn ghẽ và thường tỏ ra khó chịu nếu nhân viên bán hàng hỏi quá nhiều.

Nhóm khách hàng dễ mất kiên nhẫn rất hay xuất hiện trong các giao dịch tài chính, bảo hiểm…

Đơn giản hóa quá trình mua sắm khi gặp nhóm khách hàng dễ mất kiên nhẫn

Cách xử lý: Chốt đơn hoặc hoàn thành giao dịch càng nhanh càng tốt. Nếu thấy khách hàng bắt đầu có biểu hiện mất kiên nhẫn hãy đẩy nhanh tốc độ chốt đơn hoặc giải

4. Khách hàng không biết mình cần gì

Đặc điểm: Đây là nhóm khách hàng không thể quyết định chính xác họ muốn mua gì. Nguyên nhân có thể là do họ không có thông tin hoặc có quá nhiều thông tin về sản phẩm, dịch vụ.

Giúp đỡ và cung cấp thông tin là cách tiếp cận những khách hàng không biết mình cần gì

Cách xử lý: Tư vấn tận tâm và tìm ra nhu cầu cụ thể của họ và cung cấp cho họ những thông tin cần thiết. Hãy bắt đầu câu hỏi về những gì mà họ đang tìm kiếm.

Họ có những thắc mắc gì về những tính năng của sản phẩm bạn? Họ biết gì hay không biết gì về sản phẩm của bạn.

Nếu họ đang so sánh sản phẩm, hãy cho họ những lời khuyên để cân nhắc và đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn.

5. Khách hàng chú trọng vào mối quan hệ

Đặc điểm: Nhóm khách hàng này thường là những người thích mua hàng của người quen nên luôn tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với người bán.

Do đó, họ rất chú trọng vào cách thức thể hiện sự quan tâm của đối tác và muốn xem người bán có đáng tin tưởng, tận tâm và nhiệt tình với mình hay không, từ đó quyết định xem có nên hợp tác lâu dài không.

Hãy nói với khách hàng chú trọng mối quan hệ “Tôi sẽ liên hệ lại với bạn, cảm ơn vì đã ủng hộ sản phẩm của tôi”

Cách xử lý: Hãy dành thời gian lắng nghe và thể hiện sự quan tâm chân thành đến những gì họ đang nói. Sau đó nhanh chóng thiết lập mối quan hệ cá nhân với họ bằng cách gặp mặt trực tiếp và tìm hiểu nhiều hơn những vấn đề cá nhân của họ như: Sở thích, các nhu cầu cá nhân cũng như tỏ ra quan tâm, đồng cảm về những gì họ chia sẻ…

Muốn đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh, bán hàng, bạn cần phải nhận diện được chân dung khách hàng của mình, từ đó có cách “đối phó” phù hợp.

Điều này không chỉ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng mới và “come back” của khách hàng cũ mà còn giúp bạn có thêm nhiều khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu nhanh chóng.

Trên đây là bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn 5 ví dụ về tâm lý khách hàng thường gặp trong hoạt động bán hàng hàng ngày. Hy vọng đã nang lại đến bạn kiến thức hữu ích.

>