7 nguyên tắc làm việc thông minh để đạt mục tiêu nhanh nhất

nguyên tắc làm việc thông minh

Chỉ làm việc chăm chỉ sẽ không thể nào giúp bạn đạt được tất cả những mục tiêu cao nhất. Con đường nhanh nhất giúp bạn tới đích chính là sử dụng trí thông minh.

Có phải càng làm việc chăm chỉ thì sẽ thu được càng nhiều thành công?

Bậc thầy quản lý Peter Drucker từng nói: “Tính hiệu quả là làm việc đúng hướng. Sự hiệu quả là làm đúng việc”.

Chỉ làm việc chăm chỉ sẽ không thể nào giúp bạn đạt được tất cả những mục tiêu cao nhất mà bạn đặt ra cho bản thân và tổ chức của mình. Điều bạn cần đó chính là sự thông minh.

Người thành đạt luôn biết áp dụng những cách để làm việc thông minh thay vì phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn.

Dưới đây là 7 nguyên tắc mà người thành công áp dụng để làm việc thông minh hơn thay vì phải chăm chỉ hơn.

1. Tập trung vào sự thông minh thay vì chăm chỉ

Điều này có nghĩa là trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn nên tập trung mọi nguồn lực đề xây dựng sự thông minh cho bản thân.

Tìm hiểu về những lĩnh vực bạn đang nhắm tới, lên kế hoạch thực hiện mục tiêu một cách chi tiết, đánh giá những rủi ro có thể gặp phải…

Để thành công, bạn cần phải tích lũy tri thức cho bản thân, nếu cho rằng chỉ cần làm việc siêng năng thì bạn đang chơi một trò chơi đầu tư mạo hiểm.

Ví dụ, những người bắt đầu kinh doanh nhà hàng vì thích nấu ăn, nhưng họ hoàn toàn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Kết quả là, dù họ làm việc chăm chỉ thế nào đi chăng nữa thì hầu hết đều thất bại.

Không phải vì thức ăn quá dở mà bởi thiếu khả năng tiếp thị, quảng cáo dịch vụ hay khả năng quản lý tài chính.

2. Tập trung vào kết quả thay vì thời gian hoàn thành

Đây là điểm mấu chốt của khái niệm “làm việc thông minh”. Khi bạn hướng đến kết quả công việc chứ không phải thời gian để hoàn thành nó, bạn sẽ thấy được sự khác biệt rõ rệt.

Ví dụ điển hình nhất là nếu bạn đặt hạn mức thời gian 2 tiếng để viết xong báo cáo (và giả sử bạn không thích công việc này chút nào), tâm trí bạn sẽ có xu hướng “đếm thời gian” để 2 tiếng đó trôi qua thật nhanh thay vì tập trung hoàn thành một bản báo cáo thật chất lượng.

Tính toán thời gian làm xong việc chỉ khiến bạn trở nên chây ỳ và lười biếng hơn, trong khi nếu bạn chia nhỏ việc lớn thành những việc nhỏ rồi hoàn thành thật tốt từng việc một, bạn sẽ thấy có động lực lớn lao để làm việc cho đến khi đạt được mục tiêu lớn đã đặt ra.

3. Xây dựng các mối quan hệ với những người giỏi hơn

Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh và điểm yếu. Một nhà kinh doanh giỏi là người hiểu chính mình, biết được năng lực của bản thân.

Trong hoạt động kinh doanh, để thành công, bạn phải tìm kiếm những đối tác phù hợp và xây dựng một nhóm người thông minh hơn bạn ở những lĩnh vực then chốt nhằm bổ sung cho thế mạnh của mình.

Bạn không cần phải tự làm hết mọi việc, thay vào đó hãy giao cho những người có năng lực và bạn sẽ không phải mệt mỏi với những vấn đề không thuộc chuyên môn của mình.

4. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Công việc ngập đầu khiến bạn luôn bận rộn không còn thời gian giành cho gia đình, bạn bè và thậm chí là thời gian để chăm sóc chính bản thân mình.

Bạn nên biết, phấn đầu cho sự nghiệp và ý thức trách nhiệm cao trong công việc là tốt, nhưng không có nghĩa là vì thế mà bạn phải hy sinh hạnh phúc riêng của bản thân.

Thật khó để một doanh nghiệp được khỏe mạnh nếu người lãnh đạo không khỏe mạnh.

Những người thành công nhận ra ý nghĩa của việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Chỉ khi bạn thực sự thoải mái và vui vẻ thì những quyết định bạn đưa ra mới thật sáng suốt.

Vì vậy, bạn nên học cách quản lý thời gian và xây dựng lịch trình làm việc một cách khoa học để cân bằng công việc và cuộc sống.

5. Quản lý dòng tiền mặt của doanh nghiệp hàng ngày

Những người kinh doanh thông minh nhất là người biết cách quản lý dòng tiền, đưa ra những quyết định đầu tư chính xác và không bao giờ ủy thác các quyết định về việc tiêu tiền.

Một quyết định kinh doanh có thể mang lại thành công, nhưng cũng có khả năng giết chết doanh nghiệp nếu bạn không có đủ tiền mặt vào đúng thời điểm để sản xuất, giao hàng và chờ thanh toán.

Bạn cần phải chắc chắn rằng doanh nghiệp luôn có sẵn một khoản tiền mặt để duy trì các hoạt động kinh doanh.

6. Tận dụng khoảng thời gian chờ đợi

Hãy nghĩ về tất cả những khoảng thời gian bạn phải chờ đợi: chờ thang máy, chờ đợi đối tác hoặc khách hàng trong cuộc hẹn, chờ mua hàng, chờ lấy vé….

Tất cả những lần “chờ” này đều tiêu tốn thời gian của bạn.

Thay vì chỉ đơn thuần chờ đợi hoặc chơi trò chơi để giết thời gian thì hãy tận dụng chúng một cách thật khôn ngoan. Bởi đối với doanh nghiệp, thời gian chính là tiền bạc.

Chẳng hạn, trong khi chờ đợi, bạn có thể tranh thủ kiểm tra các hộp thư đến, suy nghĩ về các ý tưởng kinh doanh hay lên kế hoạch cho tuần tới.

7. Giữ môi trường làm việc không bị phân tán

Hãy tránh xa các trình duyệt Internet, smartphone, những cuộc gọi cá nhân hay các công việc vụn vặt không cần thiết. Bạn nên duy trì thói quen làm đúng việc, đúng nơi và đúng thời điểm.

Đừng cho phép người khác hay bất cứ vấn đề gì làm gián đoạn công việc của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ tiết kiệm và rút ngắn thời gian làm việc đáng kể.

>