9 bài học rút ra từ tỷ phú bán giày Tony Hsieh

bài học rút ra từ tỷ phú bán giày

Tỷ phú bán giày kể về hành trình của một công ty khởi nghiệp vĩ đại mang tên Zappos của tác giả Tony Hsieh, người đã bán lại công ty với giá trên 1 tỷ đô la. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn 9 bài học rút ra từ tỷ phú bán giày Tony Hsieh.

1. Các mối quan hệ thuần tuý bạn bè chân thành không vụ lợi sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn các mối quan hệ vụ lợi. Nhưng lợi ích sẽ chỉ đến sau 2-3 năm.

2. Muốn thắng cuộc, chơi pocker phải chọn đúng bàn chơi, làm kinh doanh phải chọn đúng ngành.

3. Không bao giờ giao hoạt động kinh doanh chính cho bên thứ ba.

4. Muốn xây dựng văn hoá nhanh và tốt thì nên sống cùng nhau, chia sẻ thú vui với nhau.

5. Muốn dịch vụ khách hàng tốt thì phải hy sinh chi phí marketing cho nó. Marketing truyền miệng là hiệu quả nhất. Hãy nhớ giá trị vòng đời khách hàng thực ra là khái niệm linh hoạt và dịch vụ khách hàng sẽ quyết định điều đó.

6. Dịch vụ khách hàng tốt:

– Nên dành cho cả nhân viên, đối tác và khách hàng.

– Tất cả đều hướng đến việc tạo Mối quan hệ cá nhân với người mình giao tiếp.

– CSKH là việc của cả công ty, từ trên xuống dưới cùng làm.

– Giúp lan toả tinh thần chăm sóc chu đáo khắp mọi nơi trong công ty.

– Đặt niềm tin trao quyền cho nhân viên, khuyến khích họ sáng tạo, ứng biến để chăm sóc khách hàng tốt hơn và LUÔN TẠO BẤT NGỜ THÚ VỊ mỗi ngày.

– Tuyên truyền các câu chuyện hay về CSKH trong toàn doanh nghiệp

– Không đặt KPI cho số giờ gọi hay dụ khách mua hàng.

– Công khai minh bạch nhất có thể.

– Tuyển người giàu nhiệt huyết và có tinh thần phục vụ cao.

7. Các nét chính trong văn hoá doanh nghiệp:

Tinh thần gia đình trong nội bộ. Đam mê. Quyết tâm. Khiêm tốn. Hiệu quả.

Không ngừng học hỏi. Cởi mở với cái mới. Sáng tạo, mạo hiểm.

Tận dụng mọi cơ hội để mang đến cho khách hàng sự bất ngờ thú vị.

8. Xây dựng công ty dựa trên nhóm nòng cốt ở mọi cấp độ nhờ:

– Tuyển chọn sớm và đào tạo liên tục (4 năm trước khi gia nhập Zappos nhờ chương trình Intern. Và 7 năm sau khi vào).

– Chỉ chọn người hợp văn hoá.

– Chương trình đào tạo liên tục và đặc sắc trong đó gần nửa là các khoá đào tạo giúp giao tiếp, khám phá bản thân, hạnh phúc.

– Bắt đầu từ người mới nhưng có lộ trình công danh để vào nhóm lãnh đạo cấp cao sau 5-7 năm.

9. Bảo vệ văn hoá doanh nghiệp bằng mọi giá.

Phát triển từ dịch vụ khách hàng tốt nhất thành nhà cung cấp hạnh phúc.

Đưa sứ mệnh của doanh nghiệp thành triết lý sống của các thành viên.

Hy vọng những bài học này sẽ hữu ích cho bạn và doanh nghiệp của mình!

>