Benchmark là gì? Benchmark có phải là “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng!” đúng không? Tại sao trong kinh doanh, áp dụng phương pháp benchmark này sẽ thu lại được lợi ích ít nhất là gấp mười lần so với chi phí phải bỏ ra.
Đã làm kinh doanh nhất định bạn cũng đã từng làm benchmark, nhưng để hiểu rõ benchmark là gì thì rất ít nắm vững.
Vậy benchmark là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau sẽ chia sẻ đến bạn những điểm quan trọng và cốt lõi nhất để hiểu rõ Benchmark là gì và ứng dụng trong thực tế kinh doanh nhé.
benchmark là gì
Trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, chắc chắn bạn sẽ luôn suy nghĩ thường trực:
Hay khi bạn thực hiện đánh giá hiệu suất hoạt động của công ty hay đơn vị hiện đang là:
Những thuật ngữ này đều mang tính tương đối, vậy ý nghĩa thực sự của chúng là gì?
Bạn có đang làm tốt hay không tốt, phụ thuộc vào thang đo được sử dụng làm cơ sở so sánh.
Bạn so sánh hiệu suất năm hiện tại với năm trước đó? Bạn so sánh công ty mình với những công ty khác?
Đó chính là benchmark.
Benchmark (đối chuẩn) là hoạt động so sánh quá trình và số liệu về hiệu suất của doanh nghiệp với các doanh nghiệp xuất sắc nhất trong ngành để học hỏi và cải tiến.
Quá trình này sẽ giúp nhà quản lý hoạch định chiến lược và tiến hành triển khai các hoạt động cải tiến, từ đó giúp đạt được thành công tương tự như các doanh nghiệp dẫn đầu ngành.
Các yếu tố được đo lường thường là chất lượng, thời gian và chi phí.
Tham khảo thêm định nghĩa Benchmark từ WIKIPEDIA:
Đối chuẩn (tiếng Anh: Benchmark / Benchmarking) là hoạt động so sánh những quá trình và số liệu về hiệu suất (performance metrics) của một doanh nghiệp với những doanh nghiệp xuất sắc nhất cũng như có thể dễ dàng học hỏi được nhất trong cùng một ngành.
Trong quá trình đối chuẩn với những công ty có thể dễ dàng học hỏi nhất, nhà quản lý sẽ xác định những doanh nghiệp xuất sắc nhất trong ngành hoặc ở một ngành khác nhưng có những quá trình tương tự như tại công ty của mình.
Từ đó, nhà quản lý sẽ so sánh kết quả và những quá trình của công ty đó với công ty của mình. Nhờ việc này, họ có thể biết được công ty mình đang so sánh đang hoạt động tốt như thế nào và quan trọng hơn, nhờ thực hiện các quá trình kinh doanh như thế nào mà công ty đó có thể đạt được thành công như vậy.
Đối chuẩn được sử dụng để đo lường hiệu quả trong đó có dùng đến một đơn vị đo lường riêng biệt (chi phí/đơn vị, hiệu suất/đơn vị, chu kỳ thời gian của quá trình x/đơn vị, số lỗi/đơn vị) tùy thuộc vào mục đích của người thực hiện, sau đó, nó sẽ được dùng để so sánh và đối chiếu với những đối tượng khác.
Các doanh nghiệp thường tiến hành kiểm tra chuẩn đối sánh trên các mảng:
Cốt lõi benchmark là gì
Thuật ngữ Benchmark trong tiếng Việt được dịch là đối chuẩn hay đối sánh. Tuy nhiên, cách dịch đó chưa lột tả hết ý nghĩa của thuật ngữ này.
Benchmark được hiểu là cải tiến chất lượng dựa trên tìm hiểu các kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất của người khác (cả trong ngành, lẫn ngoài ngành). Và Benchmark nhấn mạnh đến cách làm, cách thực hiện hơn là cơ sở vật chất, trang thiết bị, hay hạ tầng.
Tại sao lại như vậy?
Do đó, cốt lõi của Benchmark không phải là so sánh, đối chiếu xem người ta có gì, mình có gì. Mà là họ đã làm điều đó như thế nào, tại sao họ làm được điều đó, những cái hay thuộc về “trí tuệ” và ” sáng tạo” là gì. Tại sao họ lại làm điều đó mà không làm điều khác, những bài học mà họ phải trả giá cho những cái sai là gì…
Một điều thú vị về lịch sử của Lean, được ra đời từ Benchmark ngoài ngành, thậm chí không liên quan gì đến các ngành công nghiệp.
benchmark là gì
Để tìm ra phương pháp đo lường hiệu suất, bạn cần phải sử dụng đúng loại thước đo lường.
Nếu hiệu suất năm ngoái không tốt, năm nay tăng lên 10% không có nghĩa là bạn đang làm tốt.
Nếu doanh thu của bạn tăng 20%, bạn có thể hài lòng – nhưng nếu doanh thu của đối thủ cạnh tranh tăng 50%, thì con số 20% đối với bạn sẽ trở nên khác đi.
Tương tự như vậy, nếu so sánh hiệu suất của bạn với những tổ chức khác dựa trên những tiêu chí ngẫu nhiên – như vị trí trên thị trường hoặc quy mô – thì không có cách nào để biết liệu tiêu chuẩn được thiết lập bởi những công ty này có phải là yếu tố mà bạn nên cố gắng theo đuổi.
Tốt hơn so với 5 công ty dưới đáy ngành công nghiệp nghe có vẻ ổn, nhưng cả ngành có tổng cộng 10 hay 100 công ty?
Đó là một sự khác biệt rất lớn.
Để có phương pháp đo lường ý nghĩa hơn, bạn cần so sánh hiệu suất của mình với “thực tiễn tốt nhất trong ngành”. Đó được gọi là Benchmark (Điểm chuẩn).
Điểm chuẩn là thông tin tham khảo hoặc tiêu chuẩn giúp bạn xác định liệu mình đang làm tốt thế nào.
Quy trình đánh giá dựa trên tiêu chuẩn/ điểm chuẩn có thể giúp bạn trả lời các câu hỏi sau:
Bằng việc so sánh một cách có hệ thống hiệu suất của bạn trong những khu vực cụ thể với tiêu chuẩn đã được nghiên cứu và xác định rõ ràng, bạn có thể đưa ra phán đoán khách quan về hiệu suất của mình và lên kế hoạch cải tiến cần thiết.
Theo định nghĩa, điểm chuẩn là thuật ngữ được sử dụng để so sánh hiệu suất của tổ chức này với tổ chức khác.
Vì vậy, về mặt lý thuyết, bạn có thể đánh giá hiệu suất của bất kỳ công ty nào.
Làm thế nào để đánh giá dựa trên điểm chuẩn
Để đánh giá dựa trên điểm chuẩn hiệu quả, hãy đảm bảo so sánh các tổ chức trong cùng một vấn đề hoặc quá trình.
Bằng cách này, đánh giá của bạn sẽ trở nên khách quan và chính xác nhất có thể. Để so sánh tốt, bạn cần có định nghĩa cụ thể và chính xác những yếu tố so sánh.
Dưới đây là 5 bước để đánh giá hiệu quả.
Xác định chính xác những yếu tố bạn muốn so sánh. Có quy trình cụ thể, thực tiễn hoặc chính sách nào bạn muốn cải thiện? Cải thiện hiệu suất khu vực nào có thể đem lại cho bạn kết quả tốt nhất?
Đánh giá dựa trên tiêu chuẩn có mối liên kết chặt chẽ với khái niệm kaizen, nơi mà bạn luôn cố gắng cải thiện. Đừng thỉnh thoảng làm việc này, rồi sau đó đặt nó sang một bên.
Nếu được sử dụng đúng cách, đánh giá dựa trên tiêu chuẩn thực tiễn tốt nhất của thị trường có thể trở thành quy trình chiến lược mà bạn có thể sử dụng để theo dõi chặt chẽ tổ chức của mình trên cơ sở thường xuyên.
Quyết định xem liệu bạn sẽ sử dụng tổ chức nào để thiết lập điểm chuẩn. Có bốn loại chính:
a. Đối tác nội bộ
b. Đối tác cạnh tranh
c. Đối tác chức năng
d. Đối tác chung
Bạn sẽ thu thập dữ liệu gì, làm thế nào để thu thập chúng? Bạn sẽ sử dụng những chỉ số nào?
Bạn có thể sử dụng khảo sát, liên hệ trực tiếp, thông qua trang web, nghiên cứu của bên thứ ba và dịch vụ Benchmark trả phí.
Ngoài ra bạn có thể tham gia các câu lạc bộ Benchmark, nơi bạn đồng ý chia sẻ dữ liệu, đổi lại, bạn có thể truy cập dữ liệu từ những thành viên khác.
Phổ biến thường là phát triển một bảng câu hỏi, gửi cho các đối tác điểm chuẩn đã được xác định trước. Thường thì đối tác điểm chuẩn sẽ yêu cầu từ bạn thông tin tương tự, vì vậy hãy chuẩn bị đưa ra câu trả lời.
Thực hiện theo những hướng dẫn sau để xây dựng bảng câu hỏi:
Xem lại từng câu hỏi một cách cẩn thận, đảm bảo câu trả lời hữu ích.
Sử dụng các câu hỏi mở có trọng tâm cao, giúp bạn có được thông tin chi tiết cụ thể mà bạn muốn.
Chỉ hỏi những câu hỏi có liên quan. Bạn muốn đối tác của mình trả lời một cách công khai và thành thật, vì vậy giới hạn câu hỏi trong phạm vi hợp lý.
Hãy bảo mật những thông tin mà bạn nhận được.
Câu hỏi càng tập trung vào điểm chuẩn, bạn càng có nhiều cơ hội có được thông tin hữu ích.
Hãy nhớ rằng, bạn muốn đạt được thực tiễn tốt nhất trong tổ chức của mình, vì vậy hãy đào sâu để có được chi tiết về hoạt động. Nếu phạm vi quá rộng, bạn có thể không có được những chi tiết cần thiết.
Khi thu thập kết quả, hãy xác định điểm chung và sự khác biệt của bạn với đối tác Benchmark.
Trường hợp điểm chuẩn xác định được khu vực có thể cải thiện, hãy tiến hành những nghiên cứu cần thiết để tìm ra những việc cần làm.
Sau đó quyết định những việc bạn có thể làm để mang lại thực tiễn tốt nhất cho tổ chức và lên kế hoạch thực hiện.
Thiết lập quá trình đánh giá cũng giống như hệ thống đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn đang diễn ra.
Hãy nhớ rằng, mục tiêu là cải tiến tổ chức.
Benchmark – Đánh giá dựa trên điểm chuẩn là một cách hiệu quả để tìm hiểu những điều người khác đang làm tốt và sử dụng kiến thức này để xác định cách thức và nơi bạn có thể cải thiện hoạt động của mình.
Bằng cách học hỏi từ người khác, bạn có thể mở rộng quan điểm và xác định con đường mới và cách làm việc tốt hơn.
Đánh giá dựa trên tiêu chuẩn là đường hai chiều, hãy chuẩn bị “cho đi” nhiều như bạn “nhận lại”.
Xác định đối tác điểm chuẩn mà bạn muốn công ty của mình trở thành và nuôi dưỡng mối quan hệ – bạn có thể tìm được nguồn tài liệu thực tiễn tốt nhất vô tận. Đây là cách tuyệt vời để cải thiện doanh nghiệp để luôn đứng đầu.
Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Benchmark là gì từ đó ứng dụng và thực tiễn của doanh nghiệp hiệu quả nhất.
Chúc bạn thành công./.
13 phương pháp tăng năng suất trong doanh nghiệp
23 May, 20226 bí quyết xây dựng doanh nghiệp thành công vượt bậc
04 May, 2022Chiến lược kinh doanh của Klook để trở thành công ty du lịch tỉ đô
13 Mar, 202210 chiến lược marketing B2B hiệu quả
13 Mar, 202210 chiến lược marketing B2C hiệu quả
13 Mar, 2022Chiến lược định vị sản phẩm thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.