SMART CEO 4.0
CEO.24. Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp (CSR)
Khái niệm “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (CSR) đã được truyền bá vào Việt Nam thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các công ty này thường đưa ra các chương trình khuyến cáo ứng xử về văn hoá kinh doanh đem áp dụng vào các địa bàn đầu tư.
Ví dụ như “Chương trình tôi yêu Việt Nam” của công ty Honđa - Vietnam; “Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân” cho các trẻ em của công ty Unilever; “Chương trình đào tạo tin học Topic 64” của Microsoft, Qualcomm và HP; “Chương trình hỗ trợ dị tật tim bẩm sinh” và “Chương trình ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ” của Vinacapital, Samsung; “Chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo” của Western Union;…
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.
Những năm gần đây, ở nước ta đã có một số doanh nghiệp chủ động thực hiện CSR và nhờ đó, thương hiệu của họ càng được xã hội biết đến, như các tập đoàn Mai Linh, Tân Tạo, Duy Lợi, ACB, Sacombank, Kinh Đô,…
Trong thời bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, có thể hiểu CSR bao gồm các yêu cầu sau:
- Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng;
- Trách nhiệm về bảo vệ môi trường;
- Trách nhiệm với người lao động
- Trách nhiệm chung với cộng đồng.
Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hầu như các hoạt động CSR phần lớn chỉ dừng lại dưới hình thức làm từ thiện, còn nâng tầm thành chiến lược phát triển của doanh nghiệp thì không phải CEO nào cũng biết để vận dụng.
CSR không chỉ là làm từ thiện thông qua việc phát quà cứu trợ hay chữa bệnh cho người nghèo, mà còn là cam kết của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức, mục đích cuối cùng là tạo sự phát triển bền vững.
Ở góc độ kinh doanh, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) được xem như là một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp hơn là những quy định hay từ thiện bắt buộc.
“CSR tạo ra giá trị của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp chiếm được lòng tin, sự tôn trọng của người tiêu dùng, đối tác và cộng đồng xã hội. CSR là môt phần không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh doanh bền vững.
Chưa nhìn nhận, thấu hiểu và thực hiện CSR một cách đầy đủ, doanh nghiệp không thể nào phát triển bền vững tại địa phương, chưa nói tới bước ra thế giới với tư cách là công dân doanh nghiệp toàn cầu” (theo một đại diện Suntory PepsiCo chia sẻ).
Làm sao để các CEO có thể vận dụng CSR ở tầm chiến lược để góp phần tăng trưởng hoạt động kinh doanh một cách bền vững? Bộ Tài Liệu Về Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp - CSR (CEO.24) sẽ giúp các CEO hiểu rõ và có thể vận dụng trong hoạt động của doanh nghiệp.
Nội dung Bộ Tài Liệu Về Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp - CSR (CEO.24)
Nội dung bộ tài liệu:
- Tổng quan về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR)
- Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (SR)
- Các công bố về trách nhiệm với xã hội và cộng đồng của các công ty, tập đoàn lớn hàng đầu Việt Nam
- Các mẫu kế hoạch, nội dung CSR
- CSR và chiến lược kinh doanh
Bộ Tài Liệu Về Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp (CSR) (CEO.24) là một bộ tài liệu trong Bộ Cẩm Nang Quản Trị Doanh Nghiệp SMART CEO 4.0 để giúp các CEO phát triển năng lực lãnh đạo và quản trị toàn diện hoạt động doanh nghiệp.
Anh/ Chị quan tâm đến Bộ Cẩm Nang SMART CEO 4.0 có thể click tìm hiểu thêm tại TẠI ĐÂY.