Các mô hình tăng trưởng doanh nghiệp

tăng trưởng doanh nghiệp

Ai làm kinh doanh đều mong muốn doanh nghiệp mình tăng trưởng. Phạm vi tăng trưởng có thể là doanh thu, lợi nhuận, nguồn vốn, số lượng nhân viên, sản phẩm, địa bàn hoạt động… Nói chung nói theo dân dã thì có “số tiến”, có “cộng” thêm là vui rồi.

Do đó người làm kinh doanh rất khoái những gì liên quan đến số tăng như số xe, số điện thoại (6789) và thậm chí cả số tài khoản ngân hàng hoặc các âm thanh liên quan đến số tăng như 8 (âm Hán Việt là “phát” như “68” lộc phát).

Trong bài viết này mình không bàn đến cách cúng bái hay cách làm phong thuỷ cầu cho sự tăng trưởng mà là nghiên cứu các mô hình liên quan đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

tăng trưởng doanh nghiệp

Tăng trưởng và hiệu quả có song hành? Như các bạn thấy trong Bảng 1, nếu nằm im, không tăng trưởng thì doanh nghiệp sẽ không hiệu quả vì đơn giản là các chi phí sẽ tăng (lương bổng…) trong khi doanh thu không tăng.

Tăng trưởng hiệu quả xãy ra khi tăng doanh thu cao hơn tăng chi phí (hoặc giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong dài hạn). Khi tăng trưởng qúa nhanh hoặc quá xa với ngành cối lõi (đa ngành) thì doanh nghiệo cũng sẽ không hiệu quả.

Các mô hình chính cho sự tăng trưởng doanh nghiệp:

Mô hình Dọc. – Ngang – Chéo

Mô hình cổ điển đầu tiên chúng ta có thể gọi là mô hình “Dọc. – Ngang – Chéo” (xem Bảng 2).

tăng trưởng doanh nghiệp

– Tăng trưởng chiều ngang là tăng trưởng theo đường biên giới. Nếu doanh nghiệp đang ở thị trường địa phương, thì có thể tìm kiếm mở rộng sang các địa phương khác, hoặc cả nước, hoặc ra nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp đều bắt đầu trưởng theo hình thức này.

– Tăng trưởng chiều dọc là tăng trưởng theo chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp tăng trưởng bằng liên kết hay mua bán sáp nhập với Nhà cung cấp (ngược chiều) hay với Nhà phân phối (xuôi chiều) theo chuỗi cung ứng của mình. Mục tiêu là tạo lợi thế bền vững cho sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp mình.

Giống như việc Masan (nhà sản xuất hàng tiêu dùng) mua chuỗi bán lẻ của Vingroup (ở đây mình không bàn đến những mối quan hệ bên trong của việc mua bán này).

– Tăng trưởng đường chéo là tăng trưởng đa ngành. Có thể là đa ngành “gần” (các sản phẩm liên quan đến doanh nghiệp mình (như bánh kẹo rồi qua cafe, dầu ăn như Kinhdo) hoặc “xa” (từ bất động sản qua sản xuất xe hơi và thậm chí hàng không như Vingroup – dù Vingroup đã tuyên bố không tham gia).

Các nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp đi theo chiều dọc có mức tồn tại lâu nhất (80%) so với chiều ngang (50%), đa ngành gần (35%) và xa (28%).

Tuy nhiên doanh nghiệp nào đi đa ngành xa mà tồn tại được thì cũng trở thành những công ty lớn nhất (cũng dể hiểu vì CEO dạng này có mối quan hệ mạnh nhất, có thể thu hút đội ngũ tài năng và thu xếp vốn tốt nhất, và chấp nhận mạo hiểm cao…)

Vingroup là một trường hợp điển hình cho phát triển đa ngành với tốc độ tên lửa như Bảng 3 với 8 lĩnh vực chỉ trong thời gian ngắn nhưng ngay sau đó phải thoái lui khỏi 2 lĩnh vực Bán lẻ và Nông nghiệp để tập trung cho lĩnh vực công nghiệp và công nghệ.

tăng trưởng doanh nghiệp

Mô hình ANSOFF

Đây cũng là mô hình cổ điển về chiến lược phát triển doanh nghiệp qua phát triển sản phẩm và thị trường từ những năm 60 (chính xác là 1957) do một nhà toán học và quản lý doanh nghiệp người Mỹ gốc Nga, Igor Ansoff, phát triển.

Theo mô hình này (Bảng 4) thì doanh nghiệp có 4 cách thức phát triển doanh nghiệp qua sản phẩm (hiện tại, mới) và thị trường (hiện tại, mới).

Dù là mô hình khá lâu nhưng đây vẫn là mô hình cực kỳ hiệu quả và dễ hiểu giúp doanh nghiệp đánh giá được tình thế thị trường, vị thế doanh nghiệp, từ đó có thể đề ra các cách thức phát triển phù hợp. Ví dụ, nếu doanh nghiệp mình có lợi thế về marketing mình có thể tập trung vào A hay C, mình có lợi thế về R&D và phát triển sản phẩm có thể tập trung vào B. Nếu mình có lợi thế về thu hút vốn và có thế mạnh cả sản phẩm và thị trường thì có thể tập trung vào D.

Theo Công bố Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2020, những yếu tố đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong giai đoạn 5 năm vừa qua (2015-2019), dẫn đầu là yếu tố Tăng trưởng của thị trường trong nước và khu vực (52,1%) , theo sau là Phát triển các dòng sản phẩm mới (47,9%), Mở rộng thị trường hiện có (45,8%), Phát triển các phân khúc thị trường mới (35,4%) và Sẵn có lao động có tay nghề với chi phí cạnh tranh (25%).

Còn nghiên cứu 750 công ty trong Fortune 1000 thì B (Phát triển sản phẩm mới) đem lại hiệu quả tăng trưởng tốt hơn các khúc khác (A, C, D)

Mô hình McKinsey

Mô hình này lấy từ cuốn sách “The Granularity of Growth” (tạm dịch là độ kết hạt của sự Phát triển) từ năm 2008 của 3 nhà tư vấn của McKinsey là Patrick Viguerie, Sven Smit, And Mehrdad Baghai. Các tác giả nghiên cứu động lực về tăng trưởng của 100 công ty lớn nhất thế giới từ năm 1984-2004 thì phát hiện chỉ có 24% công ty phát triển được cả doanh thu lẫn lợi nhuận (còn lại là công ty có lợi nhuận nhưng không tăng trưởng: 20%; công ty tăng doanh thu nhưng không tăng được lợi nhuận: 17% và còn lại là không duy trì được cả hai).

Làm thế nào các công ty này có thể làm được điều đó trong 1 giai đoạn rất dài? Đó là các công ty kết hợp được cả 3 động lực tăng trưởng (Bảng 5):


– Tăng thị phần
– Tăng qua phát triển danh mục sản phẩm
– Tăng qua mua bán sáp nhập

Công ty nào kết hợp chỉ 2 động cơ thì mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận thấp hơn chạy 3 động cơ trên. Tương tự như vậy công ty nào chỉ chạy 1 động cơ thì thấp hơn chạy 2 động cơ.

Trong 3 động cơ trên thì nghiên cứu các số liệu gần đây cho thấy tăng trưởng hữu cơ (hay tăng trưởng tự thân) hiệu quả hơn tăng trưởng qua mua bán sáp nhập và yếu tố quyết định của tăng trưởng tự thân chính là sáng tạo.

Tên gọi của cuốn sách này cũng thú vị. Các tác gỉa lấy 1 thuật ngữ khoa học là “Granularity” (độ mịn hay độ kết hạt) làm chủ đề cuốn sách. Ý nói là trong cấu tạo vật chất trong vũ trụ, thì vật nào có độ kết hạt càng mịn (càng nhiều thành phần) thì dẻo và bền hơn các vật chất có ít thành phần hơn vì nó có thể dễ gãy (ý nói công ty có nhiều động cơ hơn thì khoẻ, nhanh và b ền hơn công ty chỉ chạy 1 động cơ như trên).

Theo V. T.Du

>