Bài viết này sẽ chia sẻ cách thấu hiểu tâm lý khách hàng hiệu quả nhất để ứng dụng vào kinh doanh.
Không một doanh nghiệp nào tồn tại mà không dựa vào khách hàng. Khách hàng là đối tượng cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới. Để quan tâm khách hàng đúng cách, các doanh nghiệp cần có những phương pháp để thấu hiểu tâm lý khách hàng một cách hiệu quả.
Người ta nói “chín người mười ý” việc hiểu được một người là rất khó thì việc hiểu được khách hàng lại vô cùng khó hơn.
Vậy làm thế nào để thấu hiểu nhu cầu khách hàng.
Có một công cụ có thể giúp bạn giải quyêt vấn đề nan giải này, đó là sử dụng biểu đồ thấu hiểu tâm lý khách hàng.
Nhờ đó mà bạn có thể đưa ra các chiến lược bán hàng hiệu quả tốt hơn.
Biểu đồ thấu hiểu tâm lý khách hàng là một phần của quy trình sáng tạo. Nó làm rõ người hoặc nhóm công chúng nào được hưởng lợi ích từ sản phẩm sáng tạo của doanh nghiệp.
Nói một cách dễ hiểu biểu đồ thấu hiểu khách hàng là một biểu đồ hình tròn trong đó liệt kê ra các mục tác động đến cuộc sống, suy nghĩ, tính cách của khách hàng. Từ đó dẫn tới hành vi mua sắm của khách hàng.
Các yếu tố ảnh hưởng được phân làm 4 loại trên biểu đồ bao gồm:
Bằng cách giải đáp từng mục trong biểu đồ thấu hiểu, bạn sẽ hiểu được nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là 4 lợi ích của việc xây dựng biểu đồ giúp bạn có kỹ năng thấu hiểu tâm lý khách hàng tốt nhất.
Đã bao lần bạn dùng suy nghĩ, sở thích, trải nghiệm của mình để đưa ra ý tưởng cho sản phẩm? Đã có không ít doanh nghiệp đang có hành động đó dù là ít hay nhiều. Đối với các doanh nghiệp đã có khách hàng trung thành, họ đã hiểu được khách hàng của họ thì họ có thể làm điều này dễ dàng. Nhưng nếu bạn phải liên tục đối mặt với những nhóm khách hàng mới, thì những ý chí chủ quan là điều cần phải loại bỏ.
Việc hiểu rõ tệp khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn định hướng sáng tạo cần phải làm gì. Từ đó bạn đưa ra các quyết định và ý tưởng khách quan hơn. Xây dựng được góc nhìn từ chính bên trong của tệp khách hàng mục tiêu. Thì công cụ biểu đồ thấu hiểu khách hàng chính xác là để thực hiện những điều đó.
Mong muốn tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng nhiều nhất có thể là một sai lầm. Trong khi các tính năng của sản phẩm/ dịch vụ của bạn có giới hạn, chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của một vài nhóm nhất định. Việc xây dựng biểu đồ khách hàng giúp làm rõ hơn tệp nào là tệp mục tiêu, tệp nào không.
Nên nhớ rằng, một sản phẩm thiết kế dành cho tất cả mọi người thì nó thực sự chẳng dành cho bất kì ai cả. Nếu doanh nghiệp có nhiều tệp khách hàng khác nhau thì nên tùy chỉnh thành nhiều phiên bản sản phẩm khác nhau. Như vậy sẽ đáp ứng tối ưu được nhu cầu của người dùng.
Doanh nghiệp là tập thể nhiều bộ phận cùng phối hợp làm việc với nhau. Nhưng khi được hỏi ai là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp thì bạn nhận được các phiên bản khác nhau ở từng bộ phận và từng cấp quản lý.
Điều đó xảy ra vì không phải bộ phận nào cũng trực tiếp để tiếp xúc với khách hàng. Luôn có sự xê dịch giữa tệp khách hàng mục tiêu theo kế hoạch và tệp khách hàng thực sự mua hàng.
Đó là lý do vì sao xây dựng biểu đồ thấu hiểu phải là công việc team-work của nhiều bộ phận. Qua đó, các nhân sự sẽ cùng nhau chia sẻ góc nhìn cũng như trải nghiệm của mình về khách hàng.
Từ đó để toàn bộ doanh nghiệp có cùng chung sự thấu cảm với khách hàng của mình. Điều này đảm bảo rằng, tất cả mọi người đều đang chung một con thuyền và cùng chung một điểm đế
Dựa vào biểu đồ thấu hiểu để thực hiện mọi hoạt động bao gồm
Biểu đồ hiểu rõ tâm lý khách hàng sẽ cung cấp cho đội nhóm của bạn một mạch tư duy logic và rõ ràng.
Từ đó giúp bạn trong việc sáng tạo, sẽ luôn nằm gọn trong quy trình và cải thiện đáng kể về hiệu suất công việc.
Biểu đồ thấu hiểu tâm lý khách hàng
Nằm ở trung tâm của mô hình là thông tin về nhân khẩu học của tệp mục tiêu khách hàng gồm:
Lưu ý rằng, nếu sản phẩm/ dịch vụ của bạn phục vụ nhiều đối tượng thì sẽ có nhiều tệp mục tiêu để xem xét. Nghĩa là bạn phải xét cùng lúc các thông tin trên cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Chúng ta tách các nhóm khách hàng dựa trên:
Đối với những đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những nhu cầu về sản phẩm khác nhau.
Ví dụ:
Đối với khách hàng kênh online
Còn với tệp khách hàng offline
Nhóm tương tác với doanh nghiệp trên các kênh khác nhau (môi giới so với trực tiếp):
Sự khác nhau của nhóm khách hàng thông qua môi giới và khách hàng trực tiếp tại doanh nghiệp:
Là cách thức môi trường bên ngoài tác động tới khách hàng tiềm năng
Mô phỏng môi trường sống xung quanh tệp khách hàng mục tiêu. Là nơi một con người tiếp nhận thông tin và tri thức về thế giới xung quanh mình:
Xác định những điều này sẽ giúp bạn hiểu được phần nào suy nghĩ, hành động của tệp khách hàng mục tiêu. Những kênh thông tin họ tìm kiếm tác động trực tiếp vào suy nghĩ của họ, cần khai thác kênh này để tiếp cận tệp mục tiêu.
Bạn cần yêu cầu cả nhóm cùng đưa ra ý kiến của mình: có thể dựa vào một số câu hỏi gợi ý dưới đây. Các câu hỏi này mang tính chất định hướng. Các ý kiến không liên quan tới câu hỏi. Nhưng vẫn đảm bảo mục đích của mục này đều có thể sử dụng:
Miêu tả khách hàng mục tiêu từ dáng vẻ bề ngoài, hành động, lời ăn tiếng nói. Hay cách ứng xử với môi trường xung quanh.
Bạn có thể sẽ muốn tìm hiểu kĩ hơn qua key word “Cold Reading”
Kỹ thuật Sales – Cold reading là một kỹ thuật thú vị.
Trong đó người nói sẽ đưa ra một loạt thông tin, nhận định về đối tượng mình đang gặp. Khiến họ phải trầm trồ vì độ “chính xác” của những chi tiết nêu ra.
Trong quá trình bán hàng, phần đầu tiên quan trọng nhất là chúng ta cần làm người mua cảm thấy tin tưởng, trước khi thuyết phục họ theo ý của mình. Cái này được gọi là kỹ thuật sales – Cold Reading.
Miêu tả điều gì thực sự diễn ra trong đầu của khách hàng. Những mong muốn, nhu cầu và nỗi trăn trở, kèm theo đó là những cảm xúc không bộc lộ rõ ràng ra bên ngoài.
Cả team sẽ cùng nhau đưa ra giả định dựa trên Môi trường sống và Biểu hiện bên ngoài theo nguyên tắc:
Chắc bạn đang thắc mắc, sau khi điền ra tất cả những thông tin trên biểu đồ thấu hiểu tâm lý khách hàng
Và bạn đã mường tượng ra tệp khách hàng mục tiêu của mình là ai.
Thì bước tiếp theo là gì?
Insight được tìm ra từ Dữ liệu (Data), tuy nhiên để có được dữ liệu chất lượng không phải là điều dễ dàng với các doanh nghiệp nhỏ hay các start-up.
Giải pháp là bạn hãy kiến tạo những giả thiết đơn giản và nhanh chóng đưa vào thử nghiệm. Chính những phản hồi từ số liệu thực tế (Performance Data) sẽ quyết định liệu giả thiết của bạn về tệp mục tiêu đã đúng Insight hay chưa.
Nó giống như tư duy về MVP (Minimum Viable Products) trong cuốn Lean Start-up (Khởi nghiệp tinh gọn). Phản hồi từ thực tế giúp chúng ta điều chỉnh lại giả thiết, càng nhanh chóng đưa vào thử nghiệm thì chúng ta càng thử nghiệm được nhiều giả thiết.
Việc thực hiện biểu đồ thấu hiểu khác hàng, giúp bạn đưa ra những giả thiết như vậy về Insight của tệp khách hàng mục tiêu.
Đâu là cảnh giới cao nhất trong kinh doanh?
10 Dec, 2021Quy trình cải thiện trải nghiệm khách hàng hiệu quả
10 Dec, 202115 bí quyết nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
07 Dec, 2021Trải nghiệm khách hàng thực chất là gì?
24 Aug, 202120 Nghệ thuật xử lý từ chối khách hàng dân sales phải luôn ghi nhớ
23 Aug, 20215 ví dụ về tâm lý khách hàng thường gặp và cách xử lý phù hợp
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.