Bạn đã từng nghe về thuật ngữ CEO. Vậy CEO là gì? Làm những công việc nào, CEO giỏi cần có những năng lực nào… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết bài viết này để hiểu rõ CEO là gì nhé.
Trước tiên chúng ta cần hiểu CEO là gì?
Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam tiếp cận rất nhiều thuật ngữ mới.
Các thuật ngữ mới được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là các chữ cái viết tắt được chấp nhận như những từ ngữ phái sinh cùng tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Việt.
CEO là tên viết tắt của Chief Executive Officer, có nghĩa là Giám đốc điều hành (hay Tổng giám đốc điều hành,…), là người có chức vụ điều hành cao nhất của 1 tập đoàn, công ty hay tổ chức và là người giữ trách nhiệm quan trọng, thực hiện điều hành toàn bộ mọi hoạt động theo những chiến lược và chính sách của hội đồng quản trị (HĐQT).
CEO là gì # minh họa sơ đồ tổ chức và vị trí CEO
Chúng ta có thể tham khảo thêm định nghĩa CEO là gì theo của WIKIPEDIA :
CEO là Tổng giám đốc điều hành (tiếng Anh: Chief Executive Officer – CEO hay tổng giám đốc) là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức, phụ trách tổng điều hành một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một cơ quan. CEO phải báo cáo trước hội đồng quản trị của tổ chức đó.
Trong văn hóa kinh doanh, ở một số công ty thì tổng giám đốc điều hành (CEO) cũng thường là chủ tịch hội đồng quản trị, hoặc là phó chủ tịch hội đồng quản trị.
Cá biệt, một người thường đảm nhiệm chức chủ tịch hoặc tổng giám đốc khi một người khác nắm quyền chủ tịch hoặc có thể trở thành giám đốc điều hành (Chief operations officer – COO).
Vị trí chủ tịch và tổng giám đốc có thể được tách biệt nhưng vẫn có những sự dính líu đến nhau trong sự quản lý công ty.
Ở một số nước trong Liên minh châu Âu, có hai ban lãnh đạo riêng biệt, một ban lãnh đạo phụ trách công việc kinh doanh hằng ngày và một ban giám sát phụ trách việc định hướng cho công ty (được bầu ra từ các cổ đông).
Trong trường hợp này, tổng giám đốc chủ trì ban lãnh đạo còn chủ tịch hội đồng quản trị chủ trì ban giám sát và hai lực lượng này sẽ được tổ chức bởi những con người khác nhau.
Điều này đảm bảo sự độc lập giữa việc điều hành của ban lãnh đạo với sự cai quản của ban giám sát và phân ra một ranh giới rõ ràng về quyền lực.
Mục đích là để ngăn ngừa xung đột về lợi ích và tránh việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân. Luôn có một sự song hành về quyền lực trong cấu trúc cai trị của công ty, điều mà hướng tới một sự biệt lập giữa khối định ra chính sách và khối điều hành công ty.
Nhìn chung, tổng giám đốc được dùng để chỉ người điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp.
Cho đến giờ, người ta chưa có bất kỳ một thước đo nào dành cho CEO.
Nói chung là CEO không phải như “Cử nhân”. CEO có thể là một người có học vấn thấp hoặc cao.
Tuy nhiên đã là một CEO thì phải am hiểu nhiều vấn đề vì CEO hàng ngày đều phải “va vấp” và giải quyết nhiều thứ chứ không chỉ có kinh doanh.
Thông qua những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã nắm được về CEO là gì? Cũng như hình dung được trách nhiệm quan trọng mà một CEO phải gánh vác.
Để hiểu hơn về vị trí chủ chốt này chúng ta hãy cùng tham khảo cụ thể những nhiệm vụ của CEO gồm các nhiệm vụ sau đây:
Như vậy trên đây là tổng hợp những nhiệm vụ của CEO thường phải đảm nhiệm trong một công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế khối lượng công việc có thể sẽ nhiều hơn.
Đây là một yếu tố thiết yếu, CEO là người phải có tầm nhìn tổng quan và xa đối với mọi thứ.
Vì thế yêu cầu họ phải tích lũy một khối lượng lớn kiến thức, không chỉ chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
Được coi như là nền móng cơ bản để trở thành một nhà điều hành xuất sắc.
Không chỉ phải lĩnh hội được tất cả các kiến thức về quản trị khi được đào tạo, mà còn phải thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật, học hỏi không ngừng nghỉ các kiến thức mới trong lĩnh vực này để có thể bắt kịp với xu hướng quản trị và điều hành công ty một cách có hiệu quả nhất.
Không chỉ là kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn, mà người điều hành phải là một người dày dạn vốn sống, thông hiểu về việc đối nhân xử thế.
Thông thường trước khi đảm nhận vai trò CEO cao nhất trong một công ty thì ứng viên thường đảm nhận vị trí COO (COO là gì), điều này giúp họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong điều hành.
Vì vậy, muốn trở thành một CEO để có thể tổ chức, điều hành, quản lý tốt một tập thể lớn, thì bạn phải va chạm, trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau.
CEO là người phải làm việc dưới rất nhiều áp lực, vì một sức khỏe tốt và một tinh thần thép là hai yếu tố quan trọng giúp họ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức, làm tốt vai trò của mình.
Để trở thành một CEO thành công, một nhà điều hành chuyên nghiệp, xuất sắc, ngoài việc phải được đào tạo, học tập bài bản có định hướng, thì tố chất bẩm sinh là một điều kiện cực kì quan trọng.
Vì thế không phải ai cũng có thể làm CEO.
Các tố chất thường có ở một CEO thành công là:
Những lựa chọn tốt nhất về ngành học để làm một CEO tương lai là các khối A và D thuộc ngành Quản trị Kinh doanh.
Đây là ngành học cung cấp kiến thức về quản trị, marketing, chứng khoán, thống kê, giải quyết rủi ro và kỹ năng lãnh đạo,…
Dù vậy, trên thực tế rất nhiều CEO không bắt đầu từ ngành Quản trị Kinh doanh.
Dù là học ngành gì ra trường thì chỉ cần có tố chất bẩm sinh và nỗ lực rèn luyện thêm các kỹ năng, kiến thức thì hoàn toàn có thể làm một CEO.
Trên đây là bài viết chia sẻ giúp bạn hiểu về CEO là gì. Công việc CEO đòi hỏi sự nỗ lực và bản lĩnh kiên cường.
Bạn cần phải trải qua nhiều công việc trước đó để trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng cho bản thân chứ không thể một bước lên tới vị trí CEO ngay được.
Ngoài ra bạn cũng nên sở hữu bộ Cẩm Nang SMART CEO 4.0 là bộ cẩm nang toàn diện về phát triển năng lực lãnh đạo, điều hành hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp bài bản.
Tìm hiểu bộ cẩm nang SMART CEO tại link sau: https://camnangceo.com
Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
23 May, 20224 cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong công việc để thành công
23 May, 20228 phẩm chất của người lãnh đạo tuyệt vời
22 Mar, 202220 tuyệt chiêu đàm phán trong kinh doanh bạn cần biết
12 Mar, 202217 chiến lược marketing cho sản phẩm mới thành công
03 Mar, 2022Sếp làm gì khi nhân viên trễ deadline? Đọc ngay 13 tips sau
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.