Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được ví như đường đi, nước bước và là chìa khóa vận hành đưa doanh nghiệp đạt những mục tiêu, kế hoạch và thành công nhất định. Vậy, chiến lược kinh doanh là gì? Đâu là những điểm cốt lõi về chiến lược kinh doanh ai làm kinh doanh cũng cần phải biết sẽ được chia sẻ qua bài viết này.
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ sở tin chắc cái gì đối phương có thể làm và cái gì đối phương không thể làm. Thông thường người ta hiểu chiến lược là kế hoạch và nghệ thuật chỉ huy quân sự… Chiến lược trong quân sự dựa trên sự đối kháng một mất một còn.
Thuật ngữ chiến lược được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực kinh doanh, cũng có nhiều cách tiếp cận về chiến lược nên được gọi là chiến lược kinh doanh.
Trong kinh doanh thì không phải chỉ có mình ta mà còn nhiều công ty khác nữa. Miếng bánh thị trường cũng có giới hạn, ta ăn thì họ nghỉ, họ ăn thì ta không được ăn vì vậy mặc dù không khốc liệt như trong chiến tranh nhưng bản chất cũng vẫn là sống còn.
Chiến lược kinh doanh (tiếng anh: Business Strategy) là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Có thể xem như là một kế hoạch dài hạn để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định.
Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có trình tự, gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài.
Mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp, biến nguy cơ thành cơ hội, vượt qua thách thức và thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được những thành công nhất định.
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Sau đây là những vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh:
– Là tổng hợp các hoạt động nhằm hoạch định, tổ chức, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của DN.
– Mục đích nhằm đảm bảo DN luôn khai thác được các cơ hội, điểm mạnh và hạn chế được nguy cơ, điểm yếu.
Các bước quản trị chiến lược, gồm:
B1: Nghiên cứu triết lý kinh doanh, mục tiêu và nhiệm vụ của DN.
B2: Phân tích, dự báo môi trường bên ngoài
B3: Phân tích, dự báo môi trường bên trong.
B4: Xem xét lại mục tiêu DN trong từng thời kỳ chiến lược.
B5: Quyết định chiến lược kinh doanh cho DN
B6: Phân phối các nguồn lực
B7: Xây dựng và triển khai các chính sách kinh doanh.
B8: Xây dựng và triển khai các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn.
B9: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chiến lược và tiến hành điều chỉnh cần thiết.
Gồm có 3 cấp chiến lược:
Giống như con người có sinh lão bệnh tử thì về nguyên tắc DN cũng có từng giai đoạn như vậy, mỗi giai đoạn sẽ phải có chiến lược tương ứng:
Chiến lược kinh doanh là gì: Chu kỳ sống của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh là gì: các loại chiến lược kinh doanh theo chu kỳ sống của doanh nghiệp
Dưới đây là một số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bạn:
Michael Treacy và Fred Wiersema gợi ý rằng có 3 nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ trong chiến lược kinh doanh bao gồm:
Chiến lược này phụ thuộc vào khả năng sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ. Mục tiêu là để dẫn đầu thị trường bằng giá cả và sự thuận tiện.
Chiến lược này tập trung vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ thật phù hợp với nhóm phân khúc khách hàng lựa chọn Mục tiêu là để xây dựng mối quan hệ bền vững và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp.
Chiến lược tập trung vào phát triển các sản phẩm và dịch vượt trội, cải tiến. Mục tiêu là để nhanh chóng thương mại hóa các ý tưởng sản phẩm thuộc doanh nghiệp.
Nếu như các định nghĩa trên có vẻ như hơi khó hiểu, phần các câu hỏi thường gặp dưới đây sẽ mang tính gợi mở hơn cho bạn:
Một doanh nghiệp mạnh là một doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh cụ thể, từ đó các chiến thuật, công việc sẽ thực hiện nhất quán để đạt được những thành công nhất định. Thông thường các bước hoạch định chiến lược kinh doanh thường do những nhà quản trị, chủ doanh nghiệp đề ra.
Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, việc hạch định chiến lược kinh doanh càng quan trọng, đòi hỏi sự rõ ràng và chặt chẽ để có thể cạnh tranh được với những đối thủ trên thị trường hiện nay. Nếu bạn chưa biết cách bắt đầu xây dựng chiến lược kinh doanh như thế nào thì tham khảo ngay 5 bước hạch định chiến lược kinh doanh dưới đây nhé
Thiết lập mục tiêu là bước quan trọng và đầu tiên bắt buộc phải thực hiện nếu muốn đạt được những thành công trong chiến lược kinh doanh hiện nay.
Vậy chính bản phải trả lời được những câu hỏi này để làm rõ được mục tiêu của doanh nghiệp là gì trong tương lai sắp tới:
Mục tiêu đó phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được, có thể là những con số về doanh thu, có thể mở rộng nhân sự, đào tạo nhân sự, phát triển thị trường… Những yếu tố cần cân nhắc khi thiết lập mục tiêu là tiềm lực tài chính, cơ hội, nguyên vọng thành viên, cổ đông…
Sau khi thiết lập được mục tiêu của doanh nghiệp cho những năm sắp tới, doanh nghiệp cần đánh giá thực trạng hiện tại bao gồm những yếu tố ở 2 nhóm sau:
a) Hoạt động ảnh hưởng ngành kinh doanh:
Với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có những cơ hội và nguy cơ, đồng thời thị trường và xu hướng kinh doanh hiện tại cũng ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì thế bạn phải nghiên cứu, phân tích được những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh sắp tới của công ty là gì bao gồm cả: công nghệ, kinh tế, chính trị, hoạt động xã hội…. từ đó xác định được nguy cơ hay cơ hội và đánh giá được mục tiêu chiến lược cho công ty hiện tại như thế nào? Phù hợp hay không?
b) Tiềm lực doanh nghiệp hiện tại:
Sau khi đã xác định được thị trường kinh doanh và những ảnh hưởng sắp tới cho ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn cần đánh giá và phân tích được những điểm mạnh và yếu của công ty ở tất cả mọi mặt: Quản lý, Marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển….
Phân tích càng cụ thể, hiểu được những yếu tố tác động bên ngoài, hiểu được nguồn lực bên trong của doanh nghiệp, từ đó có những phân bổ cho hợp lý để chuẩn bị tinh thần chinh chiến và đưa doanh nghiệp đạt được những mục tiêu cụ thể, thực tế.
Sau khi bạn đã xác định được mục tiêu, đánh giá được thực trạng cụ thể thì tiến hành tới bước lựa chọn và xây dựng chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp.
Trong bước xây dựng chiến lược này bạn sẽ thêm một phần xác định và cụ thể hóa các mục tiêu ở bước ban đầu với những câu hỏi sau đây:
Để thực hiện được chiến lược kinh doanh hiệu quả bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, phân bổ nguồn lực, tài chính, nhân sự…. mọi thứ trong từng giai đoạn phù hợp. Chia nhỏ ra từng chiến lược ở mỗi giai đoạn từ đó có chiến thuật phù hợp để triển khai.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ doanh nghiệp có thể bắt tay vào thực hiện kế hoạch chiến lược cụ thể. Trong quá trình thực hiện có thể có sự thay đổi nhưng cần linh hoạt, rồi vẫn bám sát vào chiến lược “xương sống” của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu trong từng giai đoạn nhất định.
Bước cuối cùng trong chiến lược kinh doanh và đánh giá và kiểm soát kế hoạch. Đây là bước quan trọng để xác định xem chiến lược kinh doanh có phù hợp, có mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp hay không.
Quá trình đánh giá và kiểm soát kế hoạch chiến lược kinh doanh cần thực hiện xuyên suốt trong cả quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời, đúng thời điểm để mang lại những hiệu quả nhất định.
Để có một chiến lược kinh doanh thành công thì cần rất nhiều yếu tố tác động đến. Sau đây là những yếu tố quan trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của một chiến lược trong các doanh nghiệp hiện nay mà bạn không thể bỏ qua.
Ông bà đã dạy: biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng! Vậy nên bạn nên nghiên cứu kỹ những đối thủ của mình họ đang hoạt động như thế nào? Họ đang đạt được những thành tưu gì? Khách hàng của họ là ai….
Bạn tìm hiểu được càng nhiều thông tin, bạn càng có thêm những dữ liệu quan trọng để hoàn thành chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế đừng sợ tốn thời gian ở những bước này nhé.
Dòng tiền là sự sống còn của chiến lược kinh doanh, của doanh nghiệp. Hiện nay đã có rất nhiều đơn vị kinh doanh khởi nghiệp bị “sụp” ngay ở bước không quản lý được dòng tiền tốt.
Vì thế, giám sát dòng tiền chặt chẽ, tối ưu vận hành để chi phí thấp nhất, và luôn có khoản dự phòng cho các trường hợp bất trắc. Suy cho cùng, kế hoạch kinh doanh có tốt đến đâu thì nó cũng là 1 dự báo cho tương lai, và không có gì đảm bảo 100% cả, đặc biệt khi bạn có một đối thủ mạnh hoặc diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp.
Thương trường luôn thay đổi từng ngày, ngoài việc tập trung phát triển dài hạn, xây dựng nền móng vững chắc cho công ty, bạn cần phải cập nhật những thông tin mới của thị trường để nắm bắt được xu hướng tương lại là gì?
Nếu bạn cố chấp đứng yên một chỗ hoặc đi ngược với xu hướng của thời đại, chắc chắn doanh nghiệp bạn sẽ gặp khó khăn và thậm chí có thể bị đào thải. Việc linh hoạt trước những thay đổi của ngoại cảnh là cần thiết và nên được quan tâm trong các bản đề xuất chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Công nghệ đang thay đổi mọi mặt của cuộc sống, nên nó cũng có thể giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Có rất nhiều phần mềm quản lý, hỗ trợ vận hành doanh nghiệp cực kỳ tốt để giúp ích cho doanh nghiệp, cớ sao không áp dụng để tạo bàn đạp cho sự phát triển doanh nghiệp nhanh hơn đúng không nào.
Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh thì có thể nghiên cứu đối thủ, tổng quan thị trường và chọn ra hướng thị trường bách để phát triển kinh doanh. Thông thường với thị trường ngách thường tốn ích chi phí hơn, đặc biệt nếu bạn biết có thể mất rất ít chi phí nếu bạn nhớ các điều sau:
Mục đích của kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nên sẽ không có ý nghĩ gì nếu khách không thích và không mua sản phẩm của bạn.
Bạn cần liên tục trưng cầu ý kiến khách hàng, xem cảm nhận và đánh của họ về doanh nghiệp, sản phẩm kinh doanh…. Như thế nào để từ đó điều chỉnh để tốt hơn.
Mỗi quyết định của thành viên trong công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược và sự phát triển của doanh nghiệp. Vì thế bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Mọi quyết định phải có những cơ sở, dữ liệu, thông tin, số liệu chất lượng, cụ thể, thiếu đi những nguồn dữ liệu chất lượng doanh nghiệp không thể nào đưa ra những quyết định đúng đắn.
Đồng thời, kinh doanh là bài toán của kế hoạch, tính toán cụ thể, vì thế tuyệt đối không quyết định dựa trên cảm xúc.
Những quyết định mang tính cảm xúc sẽ đưa doanh nghiệp tới với một ván cờ may rủi, nơi thành công và thất bại chỉ cách nhau bằng một sợi dây chỉ mong manh.
Vậy là chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn đọc những điểm cốt lõi về chiến lược kinh doanh là gì. Có thể thấy rằng một chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh là rất quan trọng với doanh nghiệp. Nó là xương sống, là kim chỉ nam điều hướng cho doanh nghiệp để phát triển.
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh chắc chắn không hề đơn giản và dĩ nhiên, nó không chỉ dừng lại ở những con chữ trên trang giấy hay những báo cáo, bản kế hoạch nào đó.
Xã hội ngày nay đã phát triển rất nhiều, kéo theo nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng ngày một cao hơn, đối thủ xuất hiện ngày một nhiều. Chính vì vậy mà chiến lược trong kinh doanh ngày nay cũng phải thay đổi, nó phải được xây dựng thông qua kinh nghiệm thực tiễn và tương tác, va chạm trực tiếp với khách hàng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu chính xác chiến lược kinh doanh là gì cũng như những đặc điểm, vai trò và những bước để xây dựng một chiến lược kinh doanh chuẩn chỉ cho doanh nghiệp.
6 bí quyết xây dựng doanh nghiệp thành công vượt bậc
04 May, 2022Chiến lược kinh doanh của Klook để trở thành công ty du lịch tỉ đô
13 Mar, 202210 chiến lược marketing B2B hiệu quả
13 Mar, 202210 chiến lược marketing B2C hiệu quả
13 Mar, 2022Chiến lược định vị sản phẩm thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp
12 Mar, 202217 chiến lược marketing cho sản phẩm mới thành công
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.