GDP là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá tổng quan một nền kinh tế ở một thời điểm nhất định. Chỉ số này được sử dụng rộng rãi khi nói về tài chính, nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ GDP là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số GDP?
Vậy GDP là gì? Chúng ta hãy cùng tìm tiếp nhé.
GDP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Gross Domestic Product, có nghĩa là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội.
Đây là một chỉ tiêu dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm hoặc 1 quý).
Theo định nghĩa của WIKIPEDIA thì GDP được định nghĩa như sau:
Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GDP bình quân đầu người “GDP per capita” là thuật ngữ chỉ tiêu thống kê kinh tế thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính trung bình trên đầu người của một quốc gia trong một năm.
Để tính được chỉ số GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm cụ thể, ta sẽ chia tổng GDP của quốc gia đó cho tổng số dân của quốc gia cùng 1 thời gian nhất định.
Có 3 cách tính GDP, gồm:
Chúng ta đi vào tìm hiểu từng phương pháp tính GDP.
Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng.
Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
Công thức: GDP = C + G + I + NX
Trong đó:
Theo phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent). Đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội.
Công thức: GDP = W + I + Pr + R + Ti + De
Trong đó:
Đây là công thức tính tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế trong một thời gian nhất định.
Công thức: Tổng sản phẩm quốc nội = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu
Giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế gồm có:
GDP và GNP đều là khái niệm thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô, dùng để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế quốc gia.
Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hai khái niệm này để tránh nhầm lẫn.
Khái niệm: GNP “Gross National Product” là tổng sản phẩm quốc gia, tức toàn bộ giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong khoảng thời gian nhất định, không phân biệt lãnh thổ.
GNP (Gross National Product) chỉ số phản ánh tổng sản phẩm quốc gia còn GDP (Gross Domestic Product) là chỉ số tổng sản phẩm quốc nội.
GNP có nghĩa rộng hơn GDP. GNP gồm cả tổng sản lượng quốc gia (có nghĩa là tính cả nguồn thu từ ngoài đất nước) còn GDP chỉ tính trong lãnh thổ của quốc gia cụ thể nào đó.
GNP là toàn bộ giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong khoảng thời gian (thường là một năm), không kể làm ra ở đâu.
Trong khi đó GDP là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ của quốc gia đó sản xuất ra trong khoảng thời gian một năm. Giá trị này có thể được tạo ra bởi các công ty nước ngoài hay trong nước, miễn là thuộc lãnh thổ của quốc gia đó.
Vì vậy, người ta thường dựa vào chỉ số GDP để đánh giá sức mạnh nền kinh tế một đất nước.
Giống nhau:
Khác nhau:
Sau đây là hình minh họa phân biệt GDP và GNP của Mỹ và Anh.
Cần lưu ý GDP có một số điểm hạn chế như sau
Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến hết năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD.
Số liệu tăng trưởng GDP Việt Nam Giai đoạn 2011-2020 (Nguồn: Tổng Cục thống kê)
Bước sang năm 2021, chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm 2021 được Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đặt mục tiêu quy mô GDP bình quân đầu người ở mức 3.700 USD – chỉ tiêu được xem là “rất dũng cảm và quyết liệt”.
Như vậy, chỉ trong một năm, từ năm 2020-2021, việc xác định mục tiêu tăng từ 2.750 USD/người lên 3.700 USD/người.
6 xu hướng kinh tế năm 2022 rất đáng chú ý
31 Dec, 2021[Infographic] Toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam 2021 qua các con số biết nói
02 Nov, 2021GDP Việt Nam 2022: Tổng hợp số liệu dự báo và thực tế
22 Jul, 2021Số liệu GDP Việt Nam 2021 [Cập nhật]
16 Jul, 2021Lạm phát là gì? Tổng hợp kiến thức về lạm phát hay, dễ hiểu và có ví dụ minh họa
09 Jul, 2021GNP là gì? Giải thích cặn kẽ và minh họa cách tính cụ thể
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.