Trong bài viết này sẽ cập nhật và tổng hợp các số liệu thực tế và dự báo về GDP Việt Nam 2022. Mỗi khi khi có thêm thông tin số liệu, báo cáo phân tích, chúng tôi sẽ cập nhật trong bài viết này để các bạn tiện theo dõi.
Chiều ngày 12/11/2021, Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022 đã được Quốc hội thông qua với 472 đại biểu tán thành, tương ứng 94,59%. Trong đó Quốc hội giao mục tiêu năm 2022 kinh tế tăng trưởng 6-6,5%.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mức 6-6,5% thể hiện quyết tâm của Chính phủ và đã tính yếu tố thuận lợi, khó khăn.
Một số chỉ tiêu kế hoạch 2022 Quốc hội giao
Ngoài mục tiêu tăng trưởng GDP Việt Nam 2022, quy mô GDP bình quân đầu người năm tới dự kiến đạt 3.900 USD, tỷ trọng công nghiệp chế biến – chế tạo khoảng 25,5-25,8% GDP, tốc độ tăng CPI khoảng 4%, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khoảng 5,5%…
Theo dự báo của Ngân hàng Standard Chartered, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,7%. Ngân hàng nâng dự báo cho năm 2023 lên 7% và nhận định Việt Nam tiếp tục có triển vọng tích cực trong trung hạn.
Dự báo này được đưa ra trong báo cáo nghiên cứu toàn cầu do Ngân hàng mới xuất bản gần đây mang tựa đề “Tiếp tục chống chọi với các thách thức” (Still battling headwinds) và báo cáo kinh tế vĩ mô chuyên sâu về Việt Nam mang tựa đề “Việt Nam – quay trở lại với mức tăng trưởng cao” (Vietnam – Moving back to high growth).
Theo các chuyên gia của ngân hàng Standard Chartered, môi trường thương mại toàn cầu được cải thiện sẽ hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022 mặc dù nhập khẩu có thể sẽ vẫn tăng cao.
VNDIRECT dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 7,5% vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng cao trong tất cả các ngành.
Dự báo của nhóm nghiên cứu dựa trên các giả định chính sau: Kinh tế toàn cầu sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ trong năm 2022. Do đó, nhóm nghiên cứu kỳ vọng nhu cầu duy trì ở mức cao đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022.
Thứ nữa, 70-75% dân số Việt Nam sẽ được tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa Covid trong nửa đầu năm 2022. VNDIRECT kỳ vọng rằng tỷ lệ tiêm chủng cao sẽ giúp Việt Nam ngăn chặn thành công và đẩy lùi đại dịch.
Các chuyến bay thương mại quốc tế có thể được nối lại từ quý 1/2022, điều này sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch vào năm 2022, một trong hai động lực chính cho sự phục hồi trong ngành dịch vụ của Việt Nam, cùng với sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước.
VNDIRECT kỳ vọng Chính phủ sẽ duy trì các chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng cho đến ít nhất là cuối quý 2/2022 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. VNDIRECT cũng kỳ vọng lượng vốn đầu tư công sẽ tăng lên vào năm 2022 khi Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh việc giải ngân đầu tư công. Vốn đầu tư khu vực tư nhân cũng như vốn FDI cũng có thể phục hồi mạnh nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi hơn sau đại dịch.
Về tăng trưởng của từng ngành, VNDIRECT kỳ vọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,8% so với cùng kỳ, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,6% so với cùng kỳ và khu vực dịch vụ tăng 8,1% so với cùng kỳ vào năm 2022.
Những biến số chính của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2022, bao gồm lãi suất, lạm phát, GDP và các động lực tăng trưởng kinh tế được bà Hoàng Việt Phương – giám đốc trung tâm Phân tích và Đầu tư SSI chia sẻ tại Diễn đàn Kinh doanh 2021 do Forbes Việt Nam tổ chức chiều 9.12.2021.
Ảnh hưởng của đợt sóng dịch bệnh lần thứ 4 khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý 3/ 2021 ghi nhận mức âm (-6,27%) – thấp nhất trong vòng 20 năm.
Hoạt động xuất nhập khẩu, nguồn vốn FDI là hai điểm nhấn tích cực trong bức tranh vĩ mô của nền kinh tế năm 2021. Cụ thể, xuất nhập khẩu ghi nhận tăng trưởng khá tích cực trong vòng 9 tháng đầu năm 2021, với xuất khẩu tăng 18,8% và nhập khẩu tăng 30,8 %, thâm hụt thương mại 2,5 tỉ USD trong chín tháng.
Lý giải, bà Phương cho biết Việt Nam vốn nhập siêu các hàng hóa cơ bản và xuất siêu những sản phẩm gia công chế biến. Khi giá các loại hàng hóa cơ bản tăng mạnh trong chín tháng, hoạt động sản xuất và xuất khẩu sẽ chậm lại đáng kể. Nhưng thương mại đã quay về thặng dư từ tháng 10 khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng.
Bà Hoàng Việt Phương – giám đốc trung tâm Phân tích và Đầu tư SSI chia sẻ tại Diễn đàn Kinh doanh 2021 do Forbes Việt Nam tổ chức chiều 9.12.
Cán cân thanh toán của Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức thặng dư tích cực khoảng 9 tỉ USD, phần lớn đến từ nguồn vốn FDI giải ngân dự kiến. Đại diện từ SSI cho biết dự báo giải ngân vốn FDI ở mức xấp xỉ 19-20 tỉ USD trong năm 2021.
Bất chấp dịch bệnh, nguồn vốn FDI đăng ký vẫn tiếp tục tăng so với năm 2020. Tuy nhiên, số lượng dự án mới hoàn toàn vẫn hạn chế vì doanh nghiệp phải tuân thủ việc hạn chế đi lại, phần gia tăng đa số đến từ các dự án đã có mặt ở Việt Nam, đồng nghĩa các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang mở rộng hoạt động kinh doanh tại đây.
Hai điểm chưa tích cực được nhắc tới là phục hồi kinh tế theo hình chữ U và chỉ số bán lẻ hàng hóa tiêu dùng ghi nhận ở một số thành phố lớn, ví dụ TP.HCM vẫn chưa thể về lại mức cũ trước dịch bệnh, cho thấy tâm lý tiêu dùng của người dân còn khá yếu sau dịch.
Theo số liệu từ SSI, tới ngày 1.12.2021, tỷ lệ phủ vaccine của Việt Nam đạt 72%, nghĩa là nằm trong tốp các quốc gia có độ phủ vaccine cao nhất thế giới, đây cũng là một điểm tích cực đáng ghi nhận trong bối cảnh không ai có thể dự đoán diễn tiến tiếp theo của đại dịch.
Ba yếu tố sẽ tạo nên sự tích cực hơn của năm 2022 là tỷ lệ tiêm phủ vaccine đã cao hơn nhiều so với xuất phát điểm của 2021, kinh nghiệm của các hãng dược trong sản xuất và cung ứng vaccine cho thị trường. Cuối cùng là tiến bộ của y học khi có thể cung cấp thuốc chữa Covid-19 với mức giá thương mại hóa “có thể chấp nhận” được để cung cấp cho các quốc gia.
Đối với các chỉ số chính của nền kinh tế trong năm 2022, nữ diễn giả đưa ra dự báo lạm phát, lãi suất và tăng trưởng GDP, đồng thời phân tích một số động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022.
Bà Phương dự đoán lạm phát có thể sẽ tăng mạnh trong hai quý đầu năm sau, tiệm cận mức 4% của chính phủ đề ra, nhưng sẽ được kiểm soát vào cuối năm về dưới 4%.
Cùng với lạm phát, lãi suất sẽ tiếp tục được duy trì ở mức thấp. Mức tăng nếu có sẽ không đáng kể, với mục tiêu quan trọng là hỗ trợ hoạt động sản xuất và kinh doanh, sau đó là thị trường chứng khoán và bất động sản.
Ngược với mức tăng trưởng GDP ở thời điểm thấp kỷ lục (-6,72%) trong quý 3 năm 2021, bà Phương dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ ở khoảng 6-6,5%. Mức tăng trưởng này đã được đặt ra trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu có thể chậm lại trong năm 2022.
Các động lực tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam bao gồm mức tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ và EU, hiệu lực của các hiệp định thương mại tự do, cụ thể là RCEP, và cuối cùng là gói kích cầu kinh tế dự kiến được chính phủ Việt Nam bàn luận và thông qua đầu tháng 1 năm sau. Bên cạnh đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2022 cũng sẽ tăng ở mức 13%, và phần lớn rơi vào cuối năm 2022.
Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý II-2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021.
GDP sáu tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của sáu tháng đầu năm 2020.
Tiếp tục cập nhật…
6 xu hướng kinh tế năm 2022 rất đáng chú ý
31 Dec, 2021[Infographic] Toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam 2021 qua các con số biết nói
22 Jul, 2021Số liệu GDP Việt Nam 2021 [Cập nhật]
16 Jul, 2021Lạm phát là gì? Tổng hợp kiến thức về lạm phát hay, dễ hiểu và có ví dụ minh họa
09 Jul, 2021GNP là gì? Giải thích cặn kẽ và minh họa cách tính cụ thể
09 Jul, 2021GDP là gì? Giải thích cặn kẽ và minh họa cách tính cụ thể
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.