Vài hôm nay liên tục nghe thông tin kinh tế thị trường sụt giảm nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp trở nên khốn đốn. Ngay cả công ty mình cũng gặp khó khăn vì khách hàng ai cũng đều thắt lưng buộc bụng, giảm tiền chi cho quảng cáo.
Cả Team ngồi lại phân tích và nghiệm ra được những vấn đề sau, đem lên chia sẻ cho mọi người. Mong các cao nhân cùng góp ý để các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ cũng có thể sống sót, thậm chí lội ngược dòng, tăng trưởng doanh thu trong mùa Cô Vy tung hoành này nhé.
Kinh tế thị trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Doanh nghiệp bị tổn thương nghiêm trọng vì thiếu nguồn cung, mất nguồn cầu, dẫn đến quyết định cắt giảm tối đa ngân sách Marketing và quảng cáo.
Những doanh nghiệp hiện đang vật vã bao gồm:
Có 4 lý do chính khiến các doanh nghiệp này khốn đốn như sau:
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng khi những ngành nghề sau vẫn có thể tận dụng thời điểm để tăng mạnh doanh thu:
Xem thêm bài viết: 12 ý tưởng kinh doanh mùa dịch Covid-19
Tạm khoan bàn tới cơ hội phát triển vì hầu hết doanh nghiệp hiện tại đều chọn cách án binh bất động, nằm im chờ bão dịch đi qua.
Đáng lẽ đây đã là một kế sách hiệu quả nhưng đều đổ bể sau sự xuất hiện của hai bệnh nhân số 17 và 34, khiến tình hình dịch bùng nổ và lan rộng không biết bao giờ mới kết thúc.
Gánh trên vai đủ loại chi phí và khó mà cầm cự thêm vài tháng, lúc này, doanh nghiệp buộc phải chuyển dịch sang những hướng khác để tồn tại. Và làm thế nào thì có lẽ phải dựa vào những cách thức sau đây:
a. Xác định lại Insight, nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn này:
Nhu cầu của các khách hàng hiện nay không còn là ăn ngon, mặc đẹp nữa mà dần chuyển sang ăn no, mặc ấm, giữ sức khỏe an toàn.
Những nhu cầu hưởng thụ như ăn nhà hàng, xem phim, làm đẹp, mua sắm đều bị gác lại, thay vào đó là tiết kiệm tối đa và tích trữ nhu yếu phẩm cho những trường hợp xấu nhất.
Ngoài ra, quỹ thời gian rảnh của người lao động, sinh viên, học sinh cũng tăng lên, kéo theo nhu cầu giải trí Online, tại nhà, thậm chí bổ sung kiến thức cũng tăng cao để tận dụng quỹ thời gian rảnh rỗi khi bị cắt giảm công việc, học tập do dịch.
b. Chuyển đổi mọi hoạt động sang Online
giải pháp để doanh nghiệp sống sót qua mùa dịch: chuyển qua online
Xuất phát từ Insight sợ ra khỏi nhà, sợ tiếp xúc với người lạ để giữ sức khỏe. Những hoạt động Offline thường nhộn nhịp nay trở nên vắng vẻ, thậm chí bị hạn chế, đóng cửa để bảo đảm an toàn.
Một số doanh nghiệp nhanh nhạy đã nhanh chóng chuyển hướng hoạt động sang Online. Chẳng hạn mở lớp học, Workshop trực tiếp nay chuyển sang Livestream, Webinar.
Nhà hàng kinh doanh nay chạy quảng cáo những bữa tiệc giao đến tận nhà. Huấn luyện viên thể dục thay vì đến phòng tập nay cung cấp giáo trình Online, hướng dẫn và giám sát học viên qua màn hình điện thoại, máy tính,…
Tất cả đều cố gắng tận dụng Internet để ít nhiều tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh thay vì bó tay chịu trận trong thời điểm này.
c. Chuyển hướng thời điểm kinh doanh từ hiện tại sang tương lai:
Hiện tại với tình hình nghiêm trọng như trên, sẽ hiếm khách hàng nào chịu bỏ tiền ra để sử dụng dịch vụ. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có nhu cầu.
Có một khoảng cách giữa cung và cầu giữa doanh nghiệp hiện nay và khách hàng của họ. Khi doanh nghiệp cần tiền ngay để duy trì kinh doanh còn khách hàng thì có nhu cầu nhưng chưa thể sử dụng lập tức.
Hãy làm vấn đề này trở nên đơn giản hơn, khiến cho Cung và Cầu gặp nhau bằng cách bán trước những dịch vụ dài hạn, có thể bắt đầu kích hoạt sử dụng sau mùa dịch.
Chẳng hạn hãng Air Asia – như những đơn vị hàng không khác thất thu vì “Cô Vy” đang đẩy quảng cáo cho các post mở bán trước vé máy bay giá rẻ vào tháng 9 (thời điểm dịch có lẽ đã lắng xuống).
Hay một loạt các trung tâm Gym đang vắng khách cũng chạy quảng cáo bán gói tập với thời hạn có thể kích hoạt đến 1 hoặc 2 tháng sau khi mua hàng.
d. Nhân danh sức khỏe:
Trong thời điểm hiện này, khách hàng cực kỳ quan tâm tới những thông tin có lồng ghép thông điệp về sức khỏe để có khả năng chống lại đại dịch.
Trong các mẫu quảng cáo, dù mục đích của bạn là gì cũng hãy thử cố gắng lồng ghép thông điệp này vào và giải thích lý do của nó để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm.
Chẳng hạn: Cửa hàng chuyển sang bán thức ăn Online có thể đưa ra quảng cáo: Giao hàng tận nơi – thực đơn gồm các món dinh dưỡng, đủ chất chống lại Virus Corona.
Nên, nếu bạn nằm trong những nhóm sau:
Dù trong nhóm nào, thì thời điểm này cũng cần xem xét và điều chỉnh lại ngân sách quảng cáo, chắt lọc những kênh, cách thức quảng cáo tiết kiệm mà mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, nên áp dụng thêm công nghệ để giảm chi phí và áp lực nhân sự, kiểm soát liên tục 24/24 giúp tránh lãng phí, bốc hơi ngân sách, có những cơ chế chọn lọc giá thầu quảng cáo thông minh,…
Ngoài ra cũng cần áp dụng các chiến thuật như A/B Testing để tiêu tiền chắc chắn hơn vì thời điểm này không có chỗ cho những sai lầm và lãng phí như khi ngân sách rủng rỉnh, liều lĩnh tiêu tiền lúc trước.
Đa số mọi người hiện giờ toàn bàn về việc làm sao để sống sót qua mùa dịch mà ít người dám nhìn xa hơn về tương lai, nơi có những cơ hội để hồi phục và tăng trưởng rõ rệt. Bàn về vấn đề này, một số doanh nghiệp sẽ có thể hồi phục nhanh sau dịch bao gồm:
Nhưng dù là doanh nghiệp nào, cũng cần phải chuẩn bị sẵn cho mình những kịch bản để ứng phó sau bão dịch.
Đó là thời điểm vô cùng quan trọng quyết định việc doanh nghiệp có khả năng phục hồi lại sau những thất thu hay không.
Sau cơn mưa sẽ là cầu vồng, hãy chuẩn bị sẵn sàng để có thể tồn tại trong dịch và hồi phục, thậm chí dám mơ đến việc tăng trưởng nhanh sau mùa NCoV này nhé.
Nguồn: QT&KN
Cách giữ vững sức khỏe tinh thần doanh nhân để đi xuyên qua khủng hoảng
10 Sep, 2021Cách vượt qua khó khăn trong kinh doanh dành cho CEO
18 Aug, 2021[Case study] Áp dụng linh hoạt các giải pháp kinh doanh trong mùa dịch, ngày bán 400-500 đơn vượt qua khó khăn
01 Aug, 20215 chiến lược quản trị nguồn nhân lực cho thời kỳ hậu Covid-19
29 Jul, 202120 giải pháp kinh doanh trong thời kì khủng hoảng dịch Covid-19
22 Jul, 2021Tọa đàm thảo luận về cơ hội và thách thức thời Covid-19
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.