GMP là một phần của hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo kiểm soát các điều kiện về nhà xưởng (cơ sở hạ tầng), điều kiện con người và kiểm soát các quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng đồng đều, ổn định, đạt tiêu chẩn đã đăng ký và đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất.
Theo Nghị định 15/2018/NÐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP, Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2019, các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Vậy GMP là gì? Hãy tìm hiểu cùng NHO nhé!
GMP (Good Manufacturing Practice) có tên tiếng Việt là Thực hành sản xuất tốt. GMP là một phần của hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo kiểm soát các điều kiện về nhà xưởng (cơ sở hạ tầng), điều kiện con người và kiểm soát các quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng đồng đều, ổn định, đạt tiêu chẩn đã đăng ký và đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất.
Thực hành Sản xuất Tốt (GMP) là các quy định mô tả các phương pháp, thiết bị, cơ sở vật chất và các biện pháp kiểm soát cần thiết để sản xuất:
Đặc biệt, theo Nghị định 15/2018/NÐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP, Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2019, các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đây là phiên bản GMP WHO (do Tổ chức Y tế Thế giới ban hành) về hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc được Việt Nam áp dụng hiện nay.
– Đáp ứng yêu cầu của Chính phủ
– Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường
– Giúp giảm thiểu nguy cơ bị từ chối, thu hồi sản phẩm
– Duy trì tính nhất quán trong hoạt động sản xuất
– Duy trì hình ảnh, danh tiếng của công ty
– Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
– Tăng cơ hội xuất khẩu sang thị trường ngoài nước
– GMP giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm chất lượng
– An tâm sử dụng, tin tưởng vào uy tín sản phẩm
Như vậy, khi doanh nghiệp có chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP, điều này phản ánh một tiến trình sản xuất được đảm bảo về cơ sở vật chất, thiết bị, nhà xưởng, nhân sự, tiến trình quản lí và ghi chép, kiểm soát các thành phần, quy trình liên quan đến sản phẩm, cơ chế kiểm tra đánh giá được thực hiện theo kế hoạch một cách định kì và có hệ thống.
Do vậy, thông qua bao bì đóng gói và tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết được sản phẩm đáp ứng các yêu cầu chất lượng, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, GMP còn đóng vai trò quan trọng cho việc hỗ trợ triển khai HACCP, ISO 22000 trở nên thuận lợi hơn.
Bí quyết cải tiến dịch vụ gia tăng doanh số cho doanh nghiệp
19 Oct, 2021Lean Manufacturing là gì? Kiến thức nền tảng về sản xuất tinh gọn
07 Sep, 2021Văn hóa chất lượng là gì? Các bước xây dựng văn hóa chất lượng
07 Sep, 2021TQM là gì? Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management) là gì?
07 Sep, 20217 nguyên tắc quản lý chất lượng theo iso 9001-2015 mới nhất
06 Sep, 2021Top 5 công cụ mạnh mẽ nhất trong quản trị sản xuất tinh gọn
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.