Bạn đang quan tâm tìm hiểu về insight khách hàng là gì? Cách để xác định insight khách hàng (Customer Insight)? Bài viết này dành riêng cho bạn.
Chia sẻ một số số liệu thực tế:
Việc tìm đúng chân dung khách hàng mục tiêu và hiểu họ là ai thì bạn đã thành công 70%.
Và muốn hiểu khách hàng thì từ khóa “Customer Insight” rất quan trọng.
Vậy Insight khách hàng là gì? Làm sao để xác định đúng Insight khách hàng mục tiêu?
Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Customer Insight tạm dịch ra tiếng Việt là các “sự thật ngầm hiểu” về khách hàng. Insight thể hiện sự thấu hiểu một cách thật sự sâu sắc về nhu cầu, mong muốn của họ.
Đây là những mong muốn ẩn sâu bên trong và có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mua của khách hàng. Và đương nhiên, khách hàng sẽ không nói họ thực sự muốn gì và những người làm Marketing phải dựa vào sự thấu hiểu của mình để tìm ra sự thật đó.
Chúng ta có thể phân tích ý nghĩa của từ Insight dựa trên kết cấu của từ như sau:
Như vậy, Insight chính là những thứ nằm sâu bên trong suy nghĩ (In) được biểu hiện ra thành những thứ liên quan đến quyết định mua có thể nhìn thấy được (Sight).
Có thể định nghĩa về insight khách hàng như sau:
Customer Insight hay còn được gọi là Insight khách hàng là những hành vi, suy nghĩ, tâm lý, xu hướng của khách hàng liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Và quan trọng nhất là bạn hiểu họ đang gặp những nỗi đau gì? và họ đang có những mong muốn, khao khát gì?
Một định nghĩa thông dụng với “chất marketing” hơn sau đây:
Customer insights (hay còn được gọi là insight khách hàng) là các “sự thật ngầm hiểu” của khách hàng giúp doanh nghiệp có thể thấu hiểu một cách sâu sắc mong muốn và nhu cầu của họ.
Việc phân tích hành vi khách hàng có thể giúp doanh nghiệp liệt kê được những insights nói trên, và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Nắm bắt được insight khách hàng, bạn sẽ có cơ hội rất lớn để bán được sản phẩm cho những khách hàng của mình.
Ví dụ 1
Ví dụ 2:
Thời điểm hiện tại, với sự phổ biến của Internet và những phương thức kinh doanh có áp dụng công nghệ 4.0, việc kinh doanh đã khác xa so với 10-20 năm trước. Thông tin về sản phẩm đang ngày càng được minh bạch.
Khách hàng có nhiều suy nghĩ, hành vi mà nếu không nghiên cứu cụ thể, bạn có thể rất khó thiết lập một thông điệp marketing, và đôi khi bạn lại đi bán cái mình có, chứ không bán cái thị trường cần.
Bởi vậy, muốn bán được sản phẩm/dịch vụ, bạn cần phải biết đặt mình vào vị trí của khách hàng, thấu hiểu họ, và đáp ứng nhu cầu của họ tốt nhất và nhanh nhất.
Nắm được Insight khách hàng (Customer Insight) tốt, bạn sẽ có chiến lược bán hàng, marketing thông minh hơn, qua đó có thể mở chìa khóa để kinh doanh hiệu quả.
Quan trọng hơn, nắm bắt được Insight khách hàng (Customer Insight) còn là cú hích lớn giúp bạn vượt mặt những đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Nắm bắt được Insight khách hàng (Customer Insight) nhu cầu của khách hàng là chìa khóa của sự thành công
Bạn có thể tận dụng các kênh Marketing của mình để thu thập dữ liệu khách hàng như:
Nếu bạn chưa triển khai các kênh này hoặc chưa có sự đo lường cụ thể thì bạn có thể thu thập dữ liệu từ các công ty khảo sát trực tuyến. Tất nhiên, bạn cần chi trả cho họ một khoản phí và thông thường, data càng chất lượng thì chi phí càng cao.
Sau khi có Data, bạn tiếp tục phân tích các hành vi của khách hàng để có thể hiểu được ý nghĩa mà khách hàng mong đợi đối với bất kỳ hành vi nào của họ. Tôi sẽ lấy 2 ví dụ để bạn dễ hiểu:
Thông tin từ website cho thấy bạn có một tỷ lệ nhất định khách hàng truy cập đến trang thanh toán nhưng lại không đặt hàng. Nếu bạn thống kê được những khách hàng này, bạn có thể gửi email/sms cho họ cùng một voucher giảm giá 10%, chắc chắn bạn sẽ tăng được tỷ lệ mua hàng.
Bạn nhận thấy khách hàng khi mua sản phẩm A sẽ thường mua thêm một sản phẩm B. Bạn có thể đưa ra gợi ý cho họ (bằng lời nói hoặc bằng sự gợi ý trên website/fanpage để kích thích họ mua hàng). Đây cũng là một tip được sử dụng nhiều để tăng cường upsale hoặc cross sale.
Bạn rà soát và điều chỉnh các thông điệp marketing, quy trình bán hàng, quy trình chăm sóc khách hàng, các chính sách giá sản phẩm… Sự điều chỉnh này tùy thuộc vào những bước phân tích ở trên của bạn.
Một lời khuyên dành cho bạn là nên thường xuyên cập nhật về Insight khách hàng (Customer Insight), nhất là trong bối cảnh công nghệ 4.0, hành vi khách hàng thay đổi theo từng ngày cùng với những trải nghiệm mua hàng đầy tiện lợi.
Đây là công cụ phân tích phổ biến nhất. Từ những kết quả khảo sát của Google, bạn có thể biết được chính xác có bao nhiêu khách hàng truy cập vào website của bạn hàng ngày, họ đến từ đâu, thời gian lưu lại trên trang của họ như thế nào, họ thực hiện những thao tác nào trên website, họ rời bỏ trang lúc nào, ở đâu…
Từ những thông số này, các nhà làm marketing có thể tự điều chỉnh để thu hút lượng truy cập và tương tác, tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website.
Nếu bạn đang đau đầu trong việc tìm kiếm những chủ đề mà khách hàng mục tiêu yêu thích thì đây là một công cụ tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng.
Google Trends có thể chỉ ra cho bạn những chủ đề đang được người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất hiện nay, đây cũng là một cách hay để bạn có thể định hướng cho kế hoạch tìm insight khách hàng của mình được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Có lẽ công cụ này không còn quá xa lạ với các youtuber chuyên nghiệp. Chỉ cần click chuột vào “Tab demographics”, bạn sẽ biết được chính xác thông tin về số lượng người xem video của mình, tuổi tác và vị trí của họ ở đâu.
Hoặc họ thường rời khỏi video vào giai đoạn nào. Từ đó có những sự cải tiến nội dung video cho phù hợp với insight của khách hàng.
Social mention là công cụ tuyệt vời cho các nhà truyền thông mạng xã hội. Bởi hệ thống thông tin của hơn 100 mạng xã hội được tích hợp theo dõi trên nền tảng này.
Nhờ nó, các nhà làm marketing có thể có được những kết quả dữ liệu về các giải pháp ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu theo bốn khía cạnh: tình cảm người dùng, sức mạnh, niềm đam mê của khách hàng là gì và khả năng tiếp cận như thế nào?
Đây là một nguồn tin khổng lồ cho các nhà làm marketing trong việc tìm kiếm insight khách hàng.
Đặc biệt với những comment của khách hàng trên mạng xã hội, bạn cũng có thể nắm được “sự thật ngầm hiểu” đằng sau những đoạn post hay comment đó.
Công cụ này sẽ báo cáo cho bạn số liệu chính xác về số lần thích, hành trình mua hàng trên facebook của bạn như thế nào, sự tương tác với các mạng xã hội ra sao, tìm kiếm thông tin như thế nào…
Từ đó có những dự đoán chính xác về insight khách hàng, phục vụ cho các chương trình truyền thông và quảng cáo.
Trên đây là bài viế chia sẻ insight khách hàng là gì và những kiến thức nền tảng về insight khách hàng để bạn có thể ứng dụng để nghiên cứu insight khách hàng.
Cuộc chiến thực tế giữa các thương hiệu ngày nay chính là cuộc chiến xem ai là người tìm ra insight khách hàng trước và có những giải pháp toàn diện về truyền thông, quảng cáo và sản phẩm đáp ứng insight này.
Bởi vậy, việc ứng dụng công nghệ vào việc nghiên cứu và xác định insight khách hàng mục tiêu là rất cần thiết để đẩy nhanh tiến trình này.
Hãy dành thời gian để tìm hiểu và phân tích Insight khách hàng (Customer Insight), nhiều ý tưởng mới chắc chắn sẽ đến với doanh nghiệp của bạn!
14 lý do tại sao khách hàng không mua sản phẩm của bạn
04 May, 2022Bí quyết sử dụng tâm lý học trong kinh doanh của Walmart
04 May, 2022Cạnh tranh về giá: Làm sao để tránh đòn?
27 Mar, 20223 ý tưởng cải tiến sản phẩm hiệu quả
19 Mar, 202210 bước lập kế hoạch marketing online chuyên nghiệp
19 Mar, 2022CDP là gì? Cốt lõi về Customer Data Platform (CDP)
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.