Kế hoạch xử lý khủng hoảng của doanh nghiệp là kế hoạch cần có và nên được chuẩn bị trước trước khi xảy ra các cuộc khủng hoảng. Từ đó, doanh nghiệp không lúng túng và chủ động khi khắc phục các sự cố bất ngờ.
Một kế hoạch xử lý khủng hoảng sẽ cần cực kỳ chi tiết và đề cập tới tất cả những khả năng có thể xảy ra giúp doanh nghiệp luôn chủ động ứng phó với các rủi ro phát sinh.
Làm sao để xây dựng một kế hoạch xử lý khủng hoảng chuyên nghiệp, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Kế hoạch xử lý khủng hoảng là một quy trình được xây dựng trước để doanh nghiệp sẵn sàng và chủ động hơn trong xử lý một sự cố. Kế hoạch xử lý khủng hoảng của doanh nghiệp nên được hoàn thành trước khi xảy ra các cuộc khủng hoảng. Từ đó, doanh nghiệp không lúng túng và chủ động khi khắc phục các sự cố bất ngờ.
Nếu doanh nghiệp của bạn phải đối mặt với khủng hoảng mà chưa được trang bị một kế hoạch xử lý khủng hoảng chi tiết, doanh nghiệp sẽ dễ hứng chịu hậu quả nghiêm trọng và lâu dài. Những hậu quả này có thể liên quan đến các vấn đề pháp lý, vận hành và quản lý truyền thông khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, một cuộc khủng hoảng thậm chí có thể khiến doanh nghiệp sụp đổ.
Nói một cách đơn giản, kế hoạch xử lý khủng hoảng như liều thuốc phòng bệnh cho các doanh nghiệp sẵn sàng cho mọi tình huống ngoài ý muốn và ngăn ngừa thiệt hại lâu dài xảy ra. Sau đây là bốn lý do chính để doanh nghiệp xây dựng sớm kế hoạch xử lý khủng hoảng:
Điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm khi tạo kế hoạch xử lý khủng hoảng là nhận diện tất cả các loại khủng hoảng có khả năng xảy ra đối với doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là các loại khủng hoảng mà các doanh nghiệp dễ gặp phải nhất.
Các loại khủng hoảng doanh nghiệp
Bước tiếp theo là xác định cụ thể tác động của mỗi loại khủng hoảng này đối với chính doanh nghiệp, nhân viên và khách hàng của doanh nghiệp. Điển hình là:
Bằng cách ước chừng tác động mà mỗi cuộc khủng hoảng có thể gây ra cho doanh nghiệp của mình, bạn sẽ góc nhìn đa chiều hơn về ảnh hưởng của một tình huống bất lợi như vậy với doanh nghiệp và từ đó, chuẩn bị cho khủng hoảng một cách thích hợp. Đánh giá càng chính xác sẽ càng giúp doanh nghiệp xác định các hành động phù hợp cần thực hiện để giải quyết sự kiện như vậy tốt hơn.
Để xác định mô hình hành động phù hợp nhất cho doanh nghiệp để xử lý tình huống khủng hoảng, hãy xem xét các phương pháp quản lý khủng hoảng khác nhau mà doanh nghiệp bạn có thể thực hiện. Một số phương pháp quản lý khủng hoảng phổ biến nhất bao gồm:
Khi xác định được tất cả các khủng hoảng mà doanh nghiệp dễ mắc phải, bạn cũng có thể phát triển một kế hoạch kinh doanh hậu khủng hoảng. Việc phân tích kĩ như vậy sẽ giúp doanh nghiệp xác định tất cả các khía cạnh của các khủng hoảng này ở mức độ rất chi tiết.
Sau khi xem xét tác động của từng loại khủng hoảng và đường hướng hành động cụ thể, việc tiếp theo cần cân nhắc những ai sẽ thực hiện kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề.
Đội ngũ xử lý khủng hoảng có thể bao gồm các nhân viên có chuyên môn trong các mảng khác nhau của doanh nghiệp, các quản lý nhân sự, PR và cả những nhân viên khác nếu phù hợp với tình huống cụ thể.
Tùy thuộc vào loại khủng hoảng, doanh nghiệp cũng có thể xác định mình cần sự trợ giúp của luật sư, chuyên gia tư vấn.
Bằng cách thực hiện qua bốn bước được đề cập ở trên, doanh nghiệp sẽ có thể phát triển các kế hoạch giải quyết phù hợp cho từng loại khủng hoảng. Mỗi kế hoạch giải quyết sẽ khác nhau, dựa trên tình huống cụ thể. Đây là một số câu hỏi cần xem xét trong khi chuẩn bị bất kỳ loại kế hoạch giải quyết khủng hoảng nào:
Mọi người tham gia vào các kế hoạch xử lý khủng hoảng cần được đào tạo về vai trò của mình. Doanh nghiệp có thể thực hiện việc này thông qua các cuộc họp và các buổi thuyết trình, hoặc mời các chuyên gia tới trò chuyện với nhân viên trong tổ chức về cách triển khai công việc của mình trong cuộc khủng hoảng.
Tất cả các nhân viên khác không đóng vai trò trong việc giải quyết tình huống khủng hoảng mà vẫn bị ảnh hưởng bởi sự kiện đó vẫn nên được huy động tham gia vào việc giám sát khủng hoảng. Nhân viên là đối tượng dễ bị tác động trong một cuộc khủng hoảng do thiếu sự chuẩn bị và đào tạo.
Khi doanh nghiệp phát triển, có nhiều thay đổi sẽ xảy ra như số lượng nhân viên tăng, mở thêm trụ sở tại các tỉnh, thành phố mới, hay cả quốc gia khác hay thay đổi cấu trúc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các mốc thời gian mà doanh nghiệp cần xem lại và cập nhật các bản kế hoạch xử lý khủng hoảng để đảm bảo doanh nghiệp luôn trong trạng thái chủ động.
Nếu doanh nghiệp đã trải qua khủng hoảng, cần phân tích kết quả của các kế hoạch xử lý để xác định xem quy trình đó đã đủ khả năng kéo công ty ra khỏi tình thế khó khăn. Nếu chưa, doanh nghiệp nên cập nhật lại quy trình hoặc đổi mới hoàn toàn.
Bài viết đã cung cấp kiến thức chung về hướng dẫn lập kế hoạch xử lý khủng hoảng. Chưa dừng lại ở việc lên kế hoạch, hoạt động xử lý khủng hoảng đòi hỏi đội ngũ thực hiện phải nắm rõ các giai đoạn trong khủng hoảng để từ đó có phương hướng xử lý cụ thể.
5 mô hình kênh phân phối trong chiến lược kênh phân phối
22 Jul, 2021[Quan trọng] Tổng hợp các giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn Covid-19
20 Jul, 2021[Download] Checklist doanh nghiệp cần làm để trở lại hoạt động sau COVID-19
02 Nov, 2019Khác biệt về chiến lược dạy con giữa Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng và kết quả trái ngược hoàn toàn
28 Apr, 20193 bài học để trở thành giám đốc marketing xuất sắc
29 Aug, 2018Cho đi và nhận lại: Nguyên tắc vàng trong kinh doanh
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.