Khách hàng mục tiêu là gì, làm sao để xác định rõ khách hàng mục tiêu là kiến thức cốt lõi ai làm kinh doanh cũng phải nằm lòng. Xác định rõ khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là gì được coi là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất, chìa khóa tiên quyết để mỗi doanh nghiệp có thể thành công hay không.
Vậy khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu chính xác cho doanh nghiệp như thế nào?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Khách hàng mục tiêu, tiếng Anh là target customer hay target market (một vài DN ở VN có cách gọi thú vị hơn là Sexy Customer), là thuật ngữ dùng để diễn tả một tập hợp các khách hàng có cùng thuộc tính mà doanh nghiệp của bạn sẽ tập trung mọi nguồn lực và thời gian để phục vụ.
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng nằm trong phân đoạn thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới, có nhu cầu và có khả năng chi trả cho các sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp.
Nhóm đối tượng này phù hợp với những hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm của đơn vị và có nhu cầu trong việc tiếp cận và chi trả những sản phẩm, dịch vụ đó.
Theo cuốn Marketing căn bản “Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có nhu cầu và mong muốn mà công ty có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt được mục tiêu marketing đã định”.
Trong đa số trường hợp các bạn có thể hiểu thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu là một.
Việc xác định thị trường mục tiêu cũng là đang xác định khách hàng mục tiêu.
Các chương trình, chiến lược hay chiến thuật mà doanh nghiệp bạn triển khai sẽ hiệu quả nếu dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng mục tiêu.
DN cần tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu vì đơn giản là không thể tiếp thị đến mọi người, và cũng không nên làm thế, sẽ gây lãng phí rất lớn thời gian, nguồn lực.
Khách hàng mục tiêu có thể được diễn tả thông qua các tiêu chí cụ thể.
Tiếp cận khách hàng bằng nội dung được cá nhân hóa, hữu ích với khách hàng giúp bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Việc đưa ra đúng các thông tin, các sản phẩm đến đúng đối tượng, đúng thời điểm, giúp thương hiệu của bạn gần gũi hơn với người dùng, từ đó thiết lập được mối quan hệ với khách hàng mạnh mẽ hơn.
Khách hàng mục tiêu là gì, chân dung khách hàng là gì
Vẽ chân dung khách hàng là việc xác định đầy đủ những đặc điểm của khách hàng mục tiêu. Chân dung khách hàng doanh nghiệp không chỉ là một hồ sơ đơn chiều về những đối tượng cần gia tăng ảnh hưởng.
Nếu thực hiện đúng và hiệu quả cách vẽ chân dung khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể nắm được các insight giá trị về những quyết định của người mua như: thái độ cụ thể, mối quan tâm và nguyên nhân thúc đẩy họ tìm đến doanh nghiệp của bạn, đối thủ cạnh tranh hoặc tình hình thị trường…
Để xác định khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp, các bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
Tổng nhu cầu của cả thị trường cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định được gọi là tổng thị trường có sẵn hoặc tổng thị trường khả dụng (Total addressable market – TAM).
Khách hàng mục tiêu là gì: xác định thị trường được phân đoạn
Cho rằng đây là thị trường cần được phân đoạn, nhà phân tích thị trường nên bắt đầu bằng việc xác định quy mô của tổng thị trường có sẵn.
Đối với các sản phẩm và dịch vụ hiện có, việc ước tính quy mô và giá trị của thị trường này là tương đối đơn giản.
Có thể tính bằng tổng số người sử dụng mặt hàng đó, hoặc tổng chi tiêu của người dân cho mặt hàng đó trong 1 không gian, thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Tuy nhiên, việc ước tính thị trường khả dụng có thể rất khó khăn cho một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn toàn mới trên thị trường khi không có dữ liệu lịch sử để làm cơ sở dự báo.
Cách tiếp cận cơ bản trước tiên là đánh giá quy mô dân số rộng, sau đó ước tính tỷ lệ phần trăm có khả năng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ và cuối cùng là ước tính tiềm năng doanh thu.
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc điểm trong hành vi.
Phân đoạn thị trường là một bước không thể thiếu để giúp doanh nghiệp xác định những đoạn thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu hay thị trường trọng điểm đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Khi thực hiện phân đoạn thị trường để tìm kiếm khách hàng mục tiêu bạn cần đảm bảo những lưu ý sau:
Đo lường được: quy mô, sức mua, đặc điểm của khách hàng
Khách hàng mục tiêu là gì: phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là một bước không thể thiếu để xác định khách hàng mục tiêu
Phân đoạn theo nhân khẩu học
Phân đoạn theo tâm lý
Phân đoạn theo địa lý
Phân đoạn theo hành vi mua hàng
Trước khi lựa chọn thị trường, khách hàng mục tiêu cần chú ý một số vấn đề sau:
Một đoạn thị trường hấp dẫn sẽ thỏa mãn 3 điều kiện dưới đây:
Khách hàng mục tiêu là gì: tiêu chí chọn thị trường, nhóm khách hàng mục tiêu
Quy mô của sự tăng trưởng:
Một đoạn thị trường hấp dẫn là phải mang lại hiệu quả, lợi nhuận cho doanh nghiệp không chỉ trong hiện tại mà còn trong cả tương lai.
Thách thức hoặc trở ngại:
Khi lựa chọn khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần xem xét xem thị trường của nhóm khách hàng ấy có thách thức, trở ngại hay đe dọa nào không, nếu không thì đó là một đoạn thị trường tốt và có sức hấp dẫn.
Các đe dọa có thể kể đến bao gồm:
Sau khi đã chọn được các đoạn thị trường hấp dẫn, phù hợp với doanh nghiệp, giờ là lúc chọn khách hàng mục tiêu.
Các phương án chọn khách hàng mục tiêu:
Khách hàng mục tiêu là gì: 5 phương án chọn nhóm khách hàng mục tiêu
Với cách này, doanh nghiệp quyết định chỉ phục vụ một đoạn thị trường duy nhất.
Ví dụ như doanh nghiệp có thể chọn đoạn thị trường theo đặc tính của sản phẩm hoặc đặc tính của thị trường.
Thông qua marketing tập trung doanh nghiệp sẽ giành được một vị trí vững chắc trong đoạn thị trường nhờ hiểu biết rõ hơn nhu cầu của đoạn thị trường đó.
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí chuyên môn hóa được sản xuất, phân phối và khuyến mãi.
Phương án này phù hợp với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đoạn thị trường được chọn cần đảm bảo các điều kiện sau:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Doanh nghiệp có thể chọn một số đoạn thị trường, mỗi đoạn thị trường đều có sức hấp dẫn và phù hợp với những mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp đồng thời hứa hẹn những nguồn sinh lợi lớn.
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có ít hoặc không có năng lực trong việc phối hợp các đoạn thị trường với nhau, nhưng từng đoạn đều chứa đựng những hứa hẹn về thành công kinh doanh.
Với cách lựa chọn khách hàng mục tiêu này, doanh nghiệp tập trung vào phục vụ những nhu cầu của một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau cho thị trường này.
Doanh nghiệp sẽ sản xuất ra một sản phẩm có đặc tính nhất định để đáp ứng cho nhiều nhóm khách hàng mục tiêu.
Với cách này, doanh nghiệp hướng đến việc phục vụ toàn thị trường với chiến lược marketing không phân biệt.
Phương án này thường được sử dụng cho các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như: kem đánh răng, bột giặt…
Thông thường chỉ có doanh nghiệp lớn mới có khả năng áp dụng phương án này.
Xác định khách hàng mục tiêu là cả một quá trình đòi hỏi doanh nghiệp phải biết đầu tư thời gian phân tích và tìm hiểu một cách nghiêm túc. Do vậy hãy xác định đúng nhóm đối tượng này để có kế hoạch phân bổ nguồn lực và chi phí cho thật phù hợp.
Đây là bước cực kì thú vị nhưng lại bị nhiều người bỏ qua vì nghĩ là không cần thiết.
Tuy nhiên, các công ty làm marketing bài bản đều thực hiện bước này mỗi khi ra mắt sản phẩm mới.
Sau khi có những thông tin cần thiết ở các bước trên, bạn bắt đầu phác thảo nên chân dung một khách hàng giả tưởng.
Nhân vật này sẽ có đầy đủ các thông tin, càng chi tiết càng tốt.
Tham khảo mẫu dưới đây, nhắc lại, càng chi tiết càng tốt.
▪️ Sản phẩm
Điện thoại thông minh X, chụp ảnh và selfie đẹp, giá 7 triệu VND
▪️ Giả lập khách hàng
Nguyễn Thanh Phương
▪️ Thông tin cơ bản
Nữ, 20 tuổi, sinh viên Đại học Kiến trúc TP.HCM, chưa có người yêu, làm freelance designer cho một hãng thời trang, thu nhập cá nhân 5 triệu/tháng và có trợ cấp từ gia đình
▪️ Một ngày bình thường của khách hàng
▪️ Hành vi online của khách hàng
Khách hàng mục tiêu là gì: khách hàng xuất hiện ở đâu, có hành vi như thế nào
▪️ Những người/nguồn có thể ảnh hưởng đến khách hàng
▪️ Khách hàng sợ hãi hay lo lắng điều gì?
▪️ Những thương hiệu khách hàng yêu thích
▪️ Khách hàng đang tìm kiếm điều gì?
▪️ Ước mơ, mục tiêu của khách hàng?
▪️ Chúng ta làm được gì cho khách hàng? – Khai thác USP sản phẩm.
Nên xây dựng ít nhất 3 personas.
Dù 3 personas này chưa đủ để đại diện cho cả nhóm khách hàng mục tiêu, nhưng ít nhất bạn có một con đường để hình dung.
Sau mỗi lần thực hành, bạn sẽ càng “lên tay” và phác thảo được những personas mang tính cách đặc trưng nhất cho nhóm người bạn đang nhắm đến.
Hiểu được target audience là ai sẽ giúp bạn có cách tiếp cận thông minh nhất đến họ, biết nên truyền tải nội dung gì, khám phá và giải quyết những “nỗi đau” nhức nhối nhất.
Trên đây là bài viết chia sẻ về khái niệm khách hàng mục tiêu là gì và cách xác định khách hàng mục tiêu bàn bản đi từ tổng thể đến chi tiết nhất đó là xác định được chân dung khách hàng mục tiêu để kinh doanh.
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn trong kinh doanh.
Chúc bạn thành công.
14 lý do tại sao khách hàng không mua sản phẩm của bạn
04 May, 2022Bí quyết sử dụng tâm lý học trong kinh doanh của Walmart
04 May, 2022Cạnh tranh về giá: Làm sao để tránh đòn?
27 Mar, 20223 ý tưởng cải tiến sản phẩm hiệu quả
19 Mar, 202210 bước lập kế hoạch marketing online chuyên nghiệp
19 Mar, 2022CDP là gì? Cốt lõi về Customer Data Platform (CDP)
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.