KRA là gì? Khái niệm KRA và ví dụ thực tế về KRA

KRA là gì

KRA là viết tắt của Key Result Area hay Khu vực kết quả chủ yếu.

Khu vực kết quả chủ yếu (KRA) là những công việc phải làm để hoàn thành trách nhiệm chủ yếu ở một ví trí nhất định. Ví dụ KRA của nhân viên kinh doanh bao gồm việc tìm hiểu khách hàng tiềm năng bằng việc xây dựng lòng tin nơi họ.

Khu vực kết quả chủ yếu phải rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được, đó phải là một hoạt động kinh doanh cần thiết, phải nằm trong tầm kiểm soát của mình. Là một chuyên gia hay một nhà kinh doanh, bạn cần theo sát Khu vực kết quả chủ yếu cái sẽ tạo ra kết quả cuối cùng được yêu cầu, thay vì bận rộn bởi những công việc thường ngày khác.

Mỗi vai trò quan trọng trong một công ty thường có một số KRA nhất dịnh, dùng để xác định các lĩnh vực quan trọng mà nhân viên này cần tạo ra kết quả (Ví dụ: Tuyển dụng có thể là một trong các lĩnh vực kết quả chính trong quản lý nhân sự).

Ví dụ vị trí Giám đốc:

Chỉ số KRA của vị trí Giám đốc là:

  • Doanh thu (Sales Revenue)
  • Lợi nhuận trước thuế (Gross Profit)
  • Lợi nhuận ròng (Net Profit)
  • Mức độ % tăng giá của cổ phần(% rise in share price)
  • Mức độ % năng suất lao động (Productivity Improvement %)

Chỉ số của vị trí Giám đốc kinh doanh:

  • Mức độ tăng % của bán hàng (Sales Growth %)
  • Tăng trưởng thị trường % (Market share Growth %)
  • Số lượng khách hàng mới (No. of new customers)

Khu vực kết quả chủ yếu hay KRA đề cập đến các khu vực kết quả chung chung mà vị trí từng phòng ban chịu trách nhiệm. Một vị trí thông thường có đến 3-5 KRA.

Giá trị của KRA

Xác định KRA giúp các cá nhân:

  • Làm rõ vị trí, vai trò của cá nhân
  • Hướng vị trí, vai trò của cá nhân đó vào kế hoạch chiến lược hay kinh doanh của tổ chức
  • Tập trung vào kết quả hay hành động
  • Truyền đạt mục tiêu của nhiệm vụ của cá nhân đến những người khác
  • Đặt mục tiêu
  • Ưu tiên các hoạt động của cá nhân, và vì vậy cải thiện việc quản lý thời gian / công việc
  • Đưa ra các quyết định gia tăng giá trị

Mô tả KRA

KRA nắm giữ 80% vai trò công việc của các phòng ban. Phần còn lại của vai trò thường gắn với khu vực trách nhiệm chung (vd: giúp đỡ các thành viên trong đội, tham gia vào các hoạt động vì lợi ích của tổ chức)

>