Làm thế nào để tuyển dụng đúng người đúng việc và giữ chân nhân tài? Đó là mối quan tâm của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sở hữu một nguồn nhân viên chất lượng, biết việc và làm được việc là điều mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới. Nhưng việc này là một thách thức to lớn đối với người làm nhân sự.
Tham khảo ngay những bí quyết dưới đây để giải bài toán đặt ra ở trên.
Sau khi xác định nhiệm vụ cần giao và các kỹ năng cần thiết, hãy tự hỏi: “Ai trong số các nhân viên của mình phù hợp với công việc này?”
Tùy thuộc vào tính chất công việc và năng lực, kinh nghiệm của từng nhân viên mà giao việc.
Bạn không thể giao công việc của một chuyên viên quan hệ công chúng (PR) cho một người hướng nội, trầm tính và cẩn thận, nhưng nếu được đặt vào một vị trí phù hợp như BTV, lập trình viên, kế toán – kiểm toán,… thì chắc chắn họ sẽ phát huy được năng lực của mình.
Có rất nhiều phương pháp kiểm tra tính cách của mỗi người như nhân – tâm tướng, trắc nghiệm phân loại MBTI… sau đó kết hợp với năng lực chuyên môn để giao đúng người đúng việc.
Nhân viên là nguồn thông tin tốt nhất về sự đóng góp của các mục tiêu cụ thể vào việc làm tăng năng suất chung, khả năng đáp ứng, hoặc mục đích kinh doanh khác.
Khi có chung mục tiêu, chung tầm nhìn với doanh nghiệp, họ sẽ gạt bỏ đi sự không hài lòng do việc áp đặt từ phía những người quản lý. Đồng thời, cống hiến nhiều hơn vì mục tiêu chung.
Để thực hiện được điều này, mục tiêu phải được đặt ra thật rõ ràng, tránh đặt những mục tiêu khác nhau cho những nhân viên có cùng vị trí.
Điều này không chỉ gieo rắc sự oán giận mà còn đặt bạn vào trạng thái pháp lý xấu vì bị kết tội là phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, phải thường xuyên theo dõi và đánh giá lại để đảm bảo rằng các mục tiêu vẫn còn ý nghĩa và nhân viên vẫn đi đúng hướng.
Đã bao giờ bạn tự hỏi “Mình đã đào tạo nhân viên đủ tốt chưa?” trước khi than phiền và chỉ trích họ “không đủ tốt” chưa?
Quá trình đào tạo nhân viên quyết định rất nhiều tới năng suất làm việc cũng như sự trung thành của họ với doanh nghiệp.
Nhân viên không chỉ cần được đào tạo về kỹ năng chuyên môn mà cả những kỹ năng mềm phục vụ cho công việc như: thái độ, chăm sóc khách hàng, giao tiếp ứng xử, xử lý tình huống, diện mạo,… cũng cần được huấn luyện.
Đồng thời được trang bị những kiến thức công việc ở các phòng ban khác nhau để họ thấy được bản thân cũng liên quan đến việc phát triển chung của cả công ty.
Hãy nhớ, nhân viên của bạn cũng giống như những đứa trẻ vậy, nếu không được giáo dục, đào tạo và huấn luyện sẽ không thể trở thành “hiền tài”, “nguyên khí” được.
Mô hình đánh giá năng lực đầy đủ ASK
Nhắc tới việc huấn luyện – đào tạo nhân viên, mô hình tam giác năng lực ASK – mô hình đánh giá năng lực nhân sự chuẩn quốc tế không thể bỏ qua. Với 3 phân cấp Knowledge (Kiến thức) – Skill (Kỹ năng) – Attitude (Phẩm chất / Thái độ) doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai hàng loạt quy trình trong quản trị nhân sự như: sàng lọc ứng viên trong tuyển dụng, đánh giá ứng viên khi phỏng vấn, đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp, xây dựng lộ trình onboarding và đào tạo nội bộ…
Ủy quyền và giao việc là kỹ năng quan trọng của bất kỳ người quản lý hay nhà lãnh đạo nào, dù chỉ có trong tay vài nhân viên hay điều hành hàng ngàn nhân sự.
Khi người quản lý biết giao quyền là lúc họ làm vai trò quản lý con người của mình.
Có một vài kinh nghiệm về cách giao việc có thể nhắc tới là:
Kỹ năng giao việc ủy quyền mang nhiều lợi ích quan trọng cho nhà quản lý.
Nếu giao việc tốt, người quản lý, lãnh đạo sẽ có nhiều thời gian hơn để giải quyết những công việc quan trọng mang tính chiến lược, kế hoạch, không mất thời gian cho những công việc nhỏ nhặt mà giá trị lại không cao.
Bên cạnh đó, ủy quyền và giao việc còn tạo ra đội ngũ kế cận.
Thông qua giao việc, chúng ta có thể phát hiện, đánh giá được năng lực của nhân viên, biết được ai tốt ai chưa. Từ đó có kế hoạch phát triển đội ngũ nhân sự tiềm năng.
Đặc biệt, việc ủy quyền, giao việc hiệu quả còn là một trong những cách thể hiện sự tin tưởng mà sếp dành cho nhân viên, tạo động lực cho nhân viên.
Khi cảm thấy được tín nhiệm, nhân viên sẽ tích cực hơn trong công việc. Công việc này cũng giúp nhà lãnh đạo sử dụng hiệu quả nguồn lực, đảm bảo tất cả nhân sự được giao việc một cách công bằng, các nhiệm vụ đều có người thực hiện. T
hông qua đó, giao quyền là hình thức phát triển nhân viên tốt nhất.
Để có thể ủy quyền công việc hiệu quả, cần nắm rõ được các phương thức ủy thác và hiểu được sự khác biệt của những phương thức đó.
Tăng dần theo cấp độ, chúng ta có 5 hình thức ủy quyền như sau:
Việc truyền cảm hứng cho nhân viên là một việc làm rất cần thiết. Khi có tinh thần làm việc thì hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ trở cao hơn rất nhiều.
Để truyền cảm hứng cho nhân viên, trước tiên bản thân người làm sếp phải là người tràn đầy cảm hứng và nồng nhiệt với với sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp, từ đó lan tỏa cảm hứng đó tới nhân viên cấp dưới.
Đồng thời, chia sẻ sứ mệnh công việc tới toàn nhân viên để tạo cho họ một ý thức về bổn phận và sự kết nối tới một bức tranh lớn.
Điều này sẽ tạo ra sự kích thích nhiều hơn nữa, để việc chia sẻ sứ mệnh công việc ngược với việc chỉ hoàn thành một nhiệm vụ công việc được giao.
Bên cạnh đó, người lãnh đạo còn phải tạo cơ hội cho nhân viên học hỏi, bộc lộ hết tài năng và phát triển. Khi họ hiểu và biết rằng mình nên làm những gì tốt nhất vào mỗi ngày, thì sự hài lòng và thỏa mãn với công việc chắc chắn tăng lên.
Và khi họ nhận thấy sự động viên không ngớt về năng lực cùng những mục tiêu đầy ý nghĩa, sự thách thức và sự tiến bộ chắc chắn họ không bao giờ muốn rời khỏi công ty bạn.
Ngoài ra, đừng quên thừa nhận và khen ngợi nhân viên của mình. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, nhân viên sẽ làm việc tốt hơn nếu họ nhân được nhiều sự phản hồi từ cấp trên.
Tập trung vào việc khen ngợi những thế mạnh của họ, những thành quả công việc đồng thời tránh chỉ trích những khuyết điểm của họ trước mặt những nhân viên khác, bằng cách nói chuyện riêng với họ và đưa ra những lời khuyên sẽ giúp họ có động lực tiến lên cùng doanh nghiệp hơn.
Nếu lãnh đạo và nhân viên của doanh nghiệp đều hoạt động một cách minh bạch, kết quả đạt được chắc chắn không hề nhỏ: sự tin tưởng và các mối quan hệ, giải pháp hữu ích, cộng tác ăn ý, kho tài liệu lớn, đánh giá nhân viên chính xác và tuyển dụng hiệu quả.
Khi nhắc đến xây dựng mối quan hệ vững chắc ở nơi làm việc, sự tin tưởng luôn đóng một vai trò quan trọng.Mỗi nhân viên đều mong muốn được coi trọng và tin tưởng.
Việc cho phép nhân viên nắm giữ thông tin về doanh nghiệp khiến họ cảm thấy mình thực sự là một phần trong doanh nghiệp, và sẵn sàng trao lại sự tin tưởng gấp đôi. Với một sự tin tưởng cao độ, nhân viên sẽ có động lực để làm việc hiệu quả hơn.
Sẽ càng tốt hơn nữa nếu doanh nghiệp xây dựng và công bố các tiêu chuẩn đánh giá công việc một cách rõ ràng. Đồng thời yêu cầu nhân viên cập nhật kết quả đầu việc mỗi ngày để người quản lý dễ dàng góp ý, bình luận và thảo luận chuyên sâu.
Đó mới thực sự là cộng tác hiệu quả – kết nối với đúng người, đúng thời điểm, đúng mục đích – chứ không phải một sai lầm quen thuộc: việc ai nấy làm và không quan tâm tới người khác.
Lợi ích là gốc rễ cốt lõi nhất để tạo gắn kết giữa những con người với nhau trong doanh nghiệp.
Lãnh đạo cần giải quyết bài toán chia hợp lý để ai cũng có “động lực” làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.
“Nhân tài là nguyên khí của doanh nghiệp”, tuyển được người tài đã khó, giữ chân được người tài còn khó hơn nhiều lần. Khi sở hữu một nhân viên có năng lực, hiểu việc và biết việc doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được thời gian mà hiệu suất công việc còn tăng lên đáng kể.
Để giữ chân nhân tài, mức lương thưởng xứng đáng với năng lực của họ là chưa đủ. Doanh nghiệp còn cần phải cung cấp cho họ một môi trường làm việc sáng tạo, cạnh tranh, thoải mái,… để họ có thể phát huy được sở trường và tiềm lực của bản thân.
Bên cạnh đó, một lộ trình thăng tiến rõ ràng, một chế độ đãi ngộ hấp dẫn, sự tin tưởng, tôn trọng và quan tâm của lãnh đạo sẽ là điều kiện đủ để nhân viên gắn bó với doanh nghiệp.
Trên đây là bài viết chia sẻ làm thế nào để tuyển dụng đúng người đúng việc và giữ chân nhân tài. Hy vọng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích để vận dụng trong doanh nghiệp của mình.
Chúc bạn thành công.
10 tiêu chí quan trọng nhất khi tuyển dụng
21 Jun, 202213 phương pháp tăng năng suất trong doanh nghiệp
21 Jun, 202221 cách tăng năng suất làm việc cho nhân viên
04 May, 2022Chó sói vs Chó nhà: kinh nghiệm quản lý người tài
06 Mar, 2022Các phương pháp đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
05 Mar, 2022Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.