8 lời khuyên quản lý tài chính cho doanh nhân khởi nghiệp

lời khuyên quản lý tài chính

Xây dựng một công ty từ hai bàn tay trắng sẽ là một trong những điều khó khăn mà các bạn có thể làm. Nếu bạn đang nghĩ đến việc khởi nghiệp, tôi xin ngả mũ khâm phục bởi điều đó không hề dễ dàng. Dưới đây là 8 lời khuyên quản lý tài chính để giúp bạn tránh khỏi các sai lầm tài chính mà các doanh nhân mới thường gặp phải.

8 lời khuyên quản lý tài chính cho doanh nhân khởi nghiệp

lời khuyên quản lý tài chính

1. Quản lý dòng tiền là chìa khóa.

Đa số các startup thất bại do nhiều lý do, nhưng điều thông thường hơn cả là do startup đó cạn tiền. Bạn cần phải biết từng đồng của mình đến từ đâu, cũng như chúng đang được sử dụng vào đâu.

Nếu bạn không quản lý được dòng tiền của mình, bạn đang đặt doanh nghiệp của mình vào một vị trí rất nguy hiểm.

Bất kể ý tưởng của bạn có hay đến thế nào đi chăng nữa, bạn sẽ húc phải một bức tường nếu doanh nghiệp của bạn cạn tiền. Hãy thiết lập một ngân sách và tuân theo nó.

2. Theo dõi toàn bộ chi tiêu.

Với một startup, bạn sẽ có rất nhiều thứ để chi trả. Việc tuyển nhân viên kế toán để giữ sổ sách ban đầu có thể là quá sức với một số công ty, nên bạn có thể sử dụng phần mềm kế toán để làm điều này.

Như vậy bạn sẽ có thể quản lý dòng tiền của mình tốt hơn, cũng như dễ dàng hơn khi giao tiếp với các cơ quan thuế nhà nước.

Khi doanh nghiệp của bạn phát triển và sổ sách trở nên phức tạp hơn, bạn sẽ cần thuê những chuyên gia để làm điều này.

3. Giới hạn chi phí cố định của bạn vào ban đầu.

Trong những giai đoạn đầu của startup, việc tiết kiệm chi phí sẽ là tối ưu. Bạn không cần phải có một văn phòng hoành tráng tại trung tâm thành phố hay ba bữa ăn thịnh soạn mỗi ngày cho nhân viên.

Hãy giữ chi phí cố định ở mức thấp nhất để có thể sử dụng số tiền đó đầu tư vào phát triển, như vậy sau này bạn sẽ có tài nguyên để lựa chọn.

Quá nhiều startup tập trung vào điều không đúng – như các văn phòng xịn và trang trí đẹp – mà quên mất rằng tạo ra doanh thu mới là tập trung hàng đầu của họ.

4. Luôn suy nghĩ tích cực, nhưng luôn chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất.

Bạn không bao giờ biết được có thể xảy ra điều gì khi bắt đầu một doanh nghiệp, vì vậy hãy luôn chuẩn bị cho những trường hợp xấu nhất. Đừng từ bỏ công việc của mình và cắt đứt nguồn thu nhập chính trước khi startup có thể thay thế nguồn thu nhập đó.

Hãy giữ một số tiền dự phòng – cả cho bản thân lẫn cho doanh nghiệp – trong các tài khoản riêng. Bạn không bao giờ có thể chuẩn bị quá kĩ, bởi tai họa luôn có thể xảy ra, và xảy ra vào lúc bạn ít lường tới nhất.

Là một doanh nhân, bạn sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho lương hưu của mình, vì vậy khi đã có thu nhập ổn định, hãy cân nhắc các lựa chọn mà bạn có.

5. Mỗi phút của bạn đều có giá trị

Tôi sẽ không nói dài dòng: Thời gian là tiền bạc.

Không gì có giá trị nhiều hơn là thời gian của bạn. Bạn chỉ có một số lượng thời gian mỗi này, vì vậy hãy lên kế hoạch một cách chi tiết và cẩn thận để tối ưu hóa nguồn tài nguyên có hạn này. Mỗi giây phút bạn làm điều gì đó vô ích là bạn đang quăng đi thời gian và tiền bạc của bản thân.

6. Tập trung vào thu hút khách hàng.

Nếu không có khách hàng, doanh nghiệp của bạn sẽ không thể tồn tại. Bạn càng tìm ra nhiều cách để thu hút khách hàng thì công ty của bạn càng có nhiều khả năng thành công.

Một khi bạn đã nhận diện được các kênh này, hãy tập trung vào tối ưu hóa để giảm chi phí vận hành.

Bạn sẽ không thể thử nghiệm tất cả các kênh này lúc mới bắt đầu bởi giới hạn về thời gian và tiền bạc, vì thế hãy chỉ tập trung vào những kênh nào mang lại kết quả tốt nhất.

Một khi bạn đã mở rộng phễu của mình tại các kênh đó, hãy tìm hiểu những kênh khác.

7. Đảm bảo rằng bạn trả lương cho bản thân mình.

Công sức và sự tận tụy của bạn cho công việc sẽ không mang lại thức ăn – bạn cần phải tự trả lương cho mình. Bạn không cần phải có một số tiền lương khổng lồ vào lúc ban đầu, hãy đảm bảo rằng số tiền mà bạn có là đủ sống.

Hãy cho bản thân đủ để sống sung túc, còn lại tập trung vào xây dựng doanh nghiệp của mình. Khi bạn loại bỏ được các áp lực kinh tế cá nhân, bạn sẽ có thể tập trung toàn lực vào doanh nghiệp của mình.

8. Thiết lập các mục tiêu tài chính.

Thay vì nói “Tôi muốn tạo ra một công ty trị giá tỉ đồng,” bạn cần phải có những cột mốc tài chính rõ ràng và có thể đo lường được.

Những mục tiêu doanh thu hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí hàng ngày sẽ giúp bạn luôn đi đúng hướng và có những thay đổi cần thiết để phát triển.

Bạn cũng có thể tạo ra những mục tiêu dọc đường để liên tục cảm thấy rằng mình đạt được điều gì đó. Điều này cũng sẽ cho bạn động lực để tiếp tục phát triển.

Theo CamNangKhoiNghiep.com

>