Bài viết sau chia sẻ 2 nguyên tắc để kích thích ý tưởng của nhân viên thấy đơn giản nhưng rất hiệu quả.
Có nhà khoa học cho là chúng ta chỉ sử dụng một phần nhỏ chất xám của mình, có khi chưa tới 10%, 10% là tôi cho thêm vào, thực tế có khi chưa tới 5%.
Nếu bạn có thể sử dụng được 50% cho tới 80% chất xám của nhân viên của mình thì sao?
Nếu được như thế công ty của bạn chắc chắn sẽ lợi hại hơn bây giờ nhiều.
Có những sếp có cách làm việc quá độc đoán cho là chỉ có mình thông minh, chỉ có mình hay, thiên hạ ai cũng ngu hết, công nhân, nhân viên chỉ là công nhân quèn thôi!
Công nhân, nhân viên thì làm gì có chất xám, sếp nào có suy nghĩ như thế, tôi cho là sai.
Ai mà chả có chất xám, có khi không giống nhau thôi, ý là trời cho tài khác nhau. Mục đích của sếp là làm sao tạo ra môi trường, khai thác những cái tài, những cái chất xám của nhân viên mình, phục vụ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp vào phần tăng lợi nhuận cho công ty.
Tất nhiên người nào mà là sếp thì phải giỏi rồi, phải thông minh rồi, nhưng chưa đủ, dù sao vẫn chỉ là một người, chỉ là chất xám của một người.
Bạn thử hình dung, có thể sử dụng được chất xám của hết thảy mọi người trong công ty mình, có thể khai thác được bao nhiêu là trí óc, của hết thảy mọi người.
Có lẽ bạn nói tôi nói đùa, có công ty họ làm thế đó, họ coi trọng nhân viên, họ cho là nhân viên của họ thông minh, có chất xám, có óc quan sát, có óc sáng tạo, họ tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân viên.
Bạn biết lý do sao tôi nói nên nhận ý kiến đóng góp của nhân viên không?
Tôi chỉ thấy nếu bạn là sếp thông minh bạn sẽ làm thế. Bạn giỏi, bạn thông minh, nhưng nếu có thêm chất xám của cấp dưới nữa như hổ chấp thêm cánh.
Tôi đưa thí dụ, nếu tôi có công ty nhỏ có 12 nhân viên, nếu tôi thông minh, tôi sẽ tiếp nhận những ý kiến đóng góp của nhân viên mình. Vì sao vậy, vì từ những ý kiến đó sẽ có những ý tưởng đột phá, có những ý tưởng xây dựng, có ý tưởng giảm chi phí cho công ty. Tại sao tôi không lắng nghe, không chịu tiếp nhận những ý kiến đó từ nhân viên của mình?
Trừ phi tôi quá kiêu căng, cho mình là #1 không cần nghe ý kiến của ai hết.
Nhưng nếu tôi nghe ý kiến của nhân viên mình. Tôi có 12 nhân viên, trong một tháng, nếu họ góp cho tôi 50 ý kiến có tính cách xây dựng, bạn nghĩ tôi sẽ có lợi tới đâu.
Họ có thể viết vô tờ giấy nhỏ, bỏ vào hộp (có ghi tên của họ): góp ý kiến cho công ty, hoặc họ có thể gặp tôi trực tiếp để thưa chuyện.
Khi tôi coi qua tờ giấy, hoặc xem xét lại ý kiến của họ, nếu thấy hay, mang ra thực hành thấy có lợi ích cho công ty, tôi sẽ thưởng cho nhân viên của mình xứng đáng, ý kiến đóng góp nhỏ thì được thưởng nhỏ, ý tưởng đóng góp lớn, tạo ra nhiều kết quả, hay giảm chi phí thì được thưởng lớn hơn.
Trong 1 năm làm việc, bạn thử nghĩ tôi có rất nhiều ý tưởng hay, trong đó sẽ có những ý tưởng đột phá nữa, giải pháp đột phá nhân viên của tôi nghĩ ra nữa, riết rồi những công ty khác cạnh tranh với tôi họ cũng phải ganh tỵ, tại sao họ không nghĩ ra trước tôi để chộp thời cơ.
Tiếp tục làm hai bước trên hoài và mãi, mục đích của bạn là khai thác hết tài năng, chất xám của nhân viên bạn, để cho công ty của bạn mỗi ngày một phát triển hơn.
Cái đó cũng là vũ khí bí mật bạn có thể sở hữu mà đối thủ cạnh tranh với bạn không biết tới hay có khi họ quá coi thường nó).
Trên đây là 2 nguyên tắc để kích thích ý tưởng của nhân viên. Hãy kiên trì áp dụng 2 nguyên tắc này trong doanh nghiệp, bạn sẽ thấy hiệu quả thật sự.
Chúc bạn thành công.
Theo Y5
5 Bài Học Kinh Doanh Và Bán Hàng Từ Cao Thủ Câu Cá
25 May, 20229 bài học về cách dùng người trong kinh doanh
23 May, 202210 lời khuyên kinh doanh thành công ai kinh doanh cần phải biết
23 May, 20225 bài học kinh doanh mà nhà trường không dạy
04 May, 2022Bí quyết sử dụng tâm lý học trong kinh doanh của Walmart
04 May, 2022Cạnh tranh về giá: Làm sao để tránh đòn?
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.