Bài viết chia sẻ về 5 nguyên tắc xây dựng chiến dịch bán hàng giảm giá hiệu quả để áp dụng trong hoạt động kinh doanh và marketing của doanh nghiệp.
Giảm giá là một chiến lược tiếp thị được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng thường xuyên nhằm tăng doanh số, mở rộng thị phần hoặc phát triển thêm khách hàng mới.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những doanh nghiệp đi theo chiến lược này thường phải chịu lỗ triền miên do lợi nhuận mang lại không bù đắp được chi phí phát sinh từ việc bán hàng giảm giá.
Trong một thế giới kinh doanh hoàn hảo, về nguyên tắc doanh nghiệp có thể định các mức giá khác nhau cho từng khách hàng dựa trên những yếu tố tác động đến họ, chẳng hạn như nhận thức của khách hàng về giá trị của sản phẩm, khả năng chi trả của họ và tính khẩn thiết của việc mua hàng đối với họ…
Điều đó có nghĩa là nếu doanh nghiệp chỉ có thể định giá tối đa 100.000 cho một sản phẩm đối với khách hàng A thì một khách hàng B nào đó sẽ sẵn sàng trả 150.000 để mua cùng sản phẩm này. Nhưng các doanh nghiệp thường không làm như thế do tính phức tạp của nó trong vấn đề quản trị nhiều mức giá khác nhau đối với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Một phần khác là do vấn đề đạo đức kinh doanh.
Vậy thì làm thế nào để có thể vận dụng hiệu quả chiến lược giảm giá theo kiểu áp dụng như nhau cho mọi đối tượng khách hàng và giảm thiểu việc đi theo chiến lược này?
Theo Peter Hill, tác giả của cuốn Pricing for Profit (tạm dịch: Định giá để có lời), các doanh nghiệp cần phải xây dựng các chính sách và quy trình tốt hơn, đồng thời áp dụng các nguyên tắc sau đây khi bán hàng giảm giá.
Doanh nghiệp cần phải có bộ phận tài chính tính toán, so sánh doanh thu bán hàng trước và sau giảm giá. Sau đó, phân tích sâu hơn về chi phí giảm giá theo từng nhân viên bán hàng, dòng sản phẩm, đối tượng khách hàng và khu vực thị trường để đánh giá hiệu quả của việc giảm giá theo những tiêu chí này.
Đặt ra mục tiêu có thời hạn rõ ràng về việc giảm giá.
Chẳng hạn, doanh nghiệp muốn tăng trưởng thị phần, doanh số hay lợi nhuận lên 50% trong thời gian sáu tháng.
Đặt ra một số nguyên tắc giảm giá
Sau khi những nguyên tắc nói trên được ban giám đốc hoặc bộ phận tài chính thông qua thì nên yêu cầu bộ phận quản lý giá triển khai kế hoạch giảm giá chi tiết, truyền thông rõ ràng đến bộ phận kinh doanh về các điều kiện, nguyên tắc giảm giá để họ thông báo đến khách hàng.
Các nhân viên này cần phải hiểu rõ mục tiêu của việc giảm giá cũng như những vấn đề liên quan khác như tổng chi phí phát sinh.
Nhân sự này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi chi phí giảm giá phát sinh theo từng nhân viên bán hàng, từng mặt hàng, từng đối tượng khách hàng, cũng như hiệu quả của việc sử dụng những chi phí này (so sánh chi phí bỏ ra với mục tiêu ban đầu), từ đó đưa ra các đề xuất cắt giảm hay hạn chế sử dụng chi phí giảm giá.
Bộ phận này có thể xây dựng các chương trình khuyến khích cho những nhân viên sử dụng hiệu quả ngân sách tiếp thị giảm giá, từ đó hướng họ đến nhận thức hạn chế áp dụng cách tiếp thị và bán hàng theo chiến lược này.
14 lý do tại sao khách hàng không mua sản phẩm của bạn
23 May, 20228 lời khuyên quản lý tài chính cho doanh nhân khởi nghiệp
19 Mar, 2022Inbound Sales là gì? Outbound Sales là gì? Khác nhau thế nào?
13 Mar, 202240 câu hỏi xác định nhu cầu khách hàng trong bán hàng
03 Mar, 20229 bước xây dựng kế hoạch bán hàng cho sản phẩm chuyên nghiệp
03 Mar, 2022Quy trình xây dựng chiến lược giá cho sản phẩm hiệu quả
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.