Performance Marketing là gì? Hoạt động thế nào? Đâu là những lưu ý khi triển khai Performance Marketing hiệu quả. Cùng tìm hiểu qua bài viết chia sẻ sau.
Performance Marketing hay còn gọi là Performance-Based Marketing – quảng cáo dựa trên tính hiệu quả – là xu hướng quảng cáo nổi bật nhất trên thế giới trong những năm gần đầy. Dù tại Việt Nam, cũng đã có nhiều Marketer học hỏi và áp dụng, tuy nhiên, việc không có hệ thống bài bản và tư duy đúng đắn dẫn đến nhiều sai lầm trong việc triển khai.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các Marketer một cái nhìn tổng quan hơn về hình thức Marketing này.
Performance marketing hoặc performance-based marketing – quảng cáo dựa trên tính hiệu quả là hình thức marketing chỉ trả tiền cho những quảng cáo có thể đo lường được như lượt view, số click, số likes, số đơn hàng… đạt được nhờ quảng cáo.
Bằng việc sử dụng các công cụ đo lường, áp dụng kỹ thuật mà người dùng có thể chủ động tương tác với hình thức quảng cáo kỹ thuật số, và điều chỉnh quảng cáo sao cho phù hợp hơn dựa trên những số liệu đo lường để tối ưu được hiệu quả mang về.
Performance marketing (tiếp thị hiệu suất hoạt động) được thực hiện khi nhà quảng cáo kết nối với đại lý hoặc nhà xuất bản để thiết kế và đặt quảng cáo cho công ty của họ trên bất kỳ kênh tiếp thị hiệu suất nào – truyền thông xã hội, công cụ tìm kiếm, video, nội dung web được nhúng, v.v.
Thay vì trả tiền cho một quảng cáo theo cách truyền thống, những nhà quảng cáo này trả tiền dựa trên hiệu quả hoạt động của quảng cáo, bằng cách đo lường số lần nhấp, số lần hiển thị, lượt chia sẻ hoặc doanh số bán hàng.
Các nhà quảng cáo đặt quảng cáo của họ trên một kênh nhất định, sau đó trả tiền dựa trên cách quảng cáo đó hoạt động.
Có một số cách khác nhau để thanh toán khi nói đến tiếp thị hiệu suất:
Các nhà quảng cáo trả tiền dựa trên số lần quảng cáo của họ được nhấp vào. Đây là một cách tốt để thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.
Lần hiển thị về cơ bản là lượt xem quảng cáo của bạn.
Với CPM, bạn trả tiền cho mỗi nghìn lượt xem (ví dụ: nếu 25.000 người xem quảng cáo của bạn, bạn sẽ trả tỷ lệ cơ bản của mình nhân với 25).
Với CPS, bạn chỉ trả tiền khi bạn thực hiện bán hàng do quảng cáo thúc đẩy.
Hệ thống này cũng thường được sử dụng trong tiếp thị liên kết.
Giống như giá mỗi lần bán hàng, với CPL bạn phải trả khi ai đó đăng ký một thứ gì đó, chẳng hạn như bản tin email hoặc hội thảo trên web.
CPL tạo ra khách hàng tiềm năng, vì vậy bạn có thể theo dõi khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Giá mỗi chuyển đổi tương tự như CPL và CPS nhưng tổng quát hơn.
Với cấu trúc này, nhà quảng cáo trả tiền khi người tiêu dùng hoàn thành một hành động cụ thể (có thể bao gồm bán hàng, chia sẻ thông tin liên hệ của họ, truy cập blog của bạn, v.v.).
Câu trả lời là tất cả các loại hình công ty từ bán lẻ, bán sỉ, trung gian, quảng cáo, từ tập đoàn đa quốc gia đến doanh nghiệp địa phương nhỏ đều nên sử dụng hình thức quảng cáo performance marketing cho hoạt động kinh doanh của mình để tối ưu hoá cả chi phí và hiệu quả mang lại.
Trong thời đại 4.0 này, Digital Marketing đang chuyển mình và thay đổi rất nhanh cùng với sự phát triển của internet, smartphone, … Sự biến chuyển này tạo nên nhiều sự thay đổi khác:
Thay đổi về tư duy quảng cáo: Marketer có xu hướng thiên về từ duy “chí phí – lợi nhuận”, họ mong muốn sẽ quản lý và xác định được 1 đồng chi phí bỏ ra phải giúp họ thu lại được những gì, một cách cụ thể và chi tiết.
Nhìn vào các mô hình giá thay đổi qua thời gian cũng sẽ thấy rõ được sự tiến hoá rõ rệt từ CPD (cost per duration – chi phí Marketing bỏ ra khi hiển thị quảng cáo trong 1 khoảng thời gian xác định trên 1 kênh media nào đó) sang CPM (cost per mile of impression – chi phí marketing bỏ ra khi quảng cáo được hiển thị 1000 lần, rồi sang CPC (cost per click) và rồi chuyển dịch dần sang CPA (cost per action)….
Có thể thấy yêu cầu và mong muốn của các Marketer tăng lên dần qua thời gian, công nghệ cũng phát triển hơn bao giờ hết, đòi hỏi các công ty quảng cáo cũng phải vận động và thay đổi theo để có thể đáp ứng được các nhu cầu của nhà quảng cáo.
Và tiến trình này sẽ không dừng lại mà sẽ tiếp tục phát triển và đi lên theo đúng như quy luật tiến hoá chung của thị trường.
Có 3 yếu tố chính quyết định đến sự thành bại trong Performance Marketing:
Ngoài ra công nghệ còn tạo ra được rất nhiều công cụ, năng lực khác trong lĩnh vực marketing như retargeting (tiếp thị lại) personalization (cá nhân hoá)… mà khó có thể liệt kê ra hết.
Có thể thấy yếu tố media là yếu tố dễ dàng sở hữu nhất, nói một cách dân dã là “có tiền mua tiên cũng được”. Thế nhưng yếu tố số 2 và số 3 thì rất khó để có thể sở hữu, đặc biệt trong thị trường Việt Nam.
Để tìm được 1 đội có kinh nghiệm về ngành nghề, về kênh quảng cáo và về tối ưu hoá thì rất hiếm, chủ yếu tập trung ở các công ty về thương mại điện tử lớn, có nguồn lực và ngân sách lớn để đầu tư và thử nghiệm.
Về công nghệ thì cần phải có quy mô lớn mới có thể đầu tư xây dựng các công nghệ cũng như có thể sử dụng các công cụ, nền tảng của các công ty hàng đầu trên thế giới.
Đó là lý do mà thường chỉ có những tập đoàn lớn đầu tư tiền bạc và con người để xây dựng hệ thống và đội ngũ in-house, những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nên tận dụng nguồn lực và hệ thống của các agency chuyên về performance để đạt được kết quả tốt nhất.
Performance marketing không chỉ là sale, sale chỉ là một trong những chỉ số hiệu quả mà performance marketing hướng đến.
Performance marketing bao gồm cả branding marketing, thường chúng ta phân ra branding và sale/conversion (chứ ko phải performance) như là 2 funnel step khác nhau trong ‘customer journey’.
Performance marketing cũng có thể chạy được với ngân sách nhỏ, nhưng vì đây là cả một quá trình chạy, cần phải thu thập dữ liệu kết quả ở một phạm vi mẫu nhất định để có thể phân tích và điều chỉnh.
Thế nên với ngân sách lớn thì thời gian để thu thập đủ số liệu và phân tích là sẽ rất nhanh, thậm chí là liên tục, với ngân sách nhỏ hơn thì quá trình này sẽ diễn ra lâu hơn.
Cũng như các hoạt động marketing khác, performance marketing cũng không thể tách rời khỏi các yếu tố và hoạt động của brand, sản phẩm/dịch vụ.
Cụ thể cùng một ngành hàng, cùng một sản phẩm, cùng một cách chạy nhưng vì brand khác nhau dẫn đến các chỉ số về hiệu quả của marketing cũng sẽ rất khác nhau như CPO, CiR,…
Thương mại điện tử là nơi được xem là cái nôi sinh ra performance marketing, bởi với từng đồng chi phí bỏ ra cho marketing, họ luôn đo đếm để theo dõi các chỉ số về tính hiệu quả của marketing và tìm cách cải thiện các chỉ số như: chi phí cho từng đơn hàng, chi phí cho từng khách hàng mới, chi phí cho từng đồng doanh thu mang về…
Và đây cũng là một trong những ngành nghề mà kết quả mang về (đơn hàng, doanh số) của digital marketing được đo đếm một cách chính xác nhất vì việc thực hiện các đơn hàng E2E là được xảy ra và xử lý trên online.
Thông thường ở mỗi giai đoạn, mỗi công ty sẽ có những chỉ số mà họ quan tâm và ưu tiên hơn. Performance marketing đối với ngành thương mại điện tử đó chính là
Một số chỉ số KPIs thường gặp trong thương mại điện tử:
Cũng tương tự như thương mại điện tử, hầu hết các công ty những ngành này khi chạy digital marketing đều quan tâm đến những lợi ích có thể đo đếm được như số lượng người điền form, số lượng người đăng ký hợp lệ, số lượng hợp đồng chốt thành công… từ đó họ quy ra thành các chỉ số mang tính hiệu quả như CPL (cost per lead), CPQL (cost per qualified lead), CPE (cost per enrollment), …
Tuy nhiên với những ngành nghề này thì để hoàn thiện 1 chu trình đăng ký đến thanh toán (xuất hiện doanh thu) thì thường sẽ xảy tra trên cả online và offline ví dụ khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được nhân viên kinh doanh liên lạc lại để hướng dẫn các bước tiếp theo (xem nhà, thử dịch vụ, kiểm tra đầu vào…) và cuối cùng mới chốt sale/ đơn hàng/ dịch vụ. Do đó để có thể đo đếm chính xác hiệu quả sau cùng của các chiến dịch quảng cáo thì cần đồng bộ và liên kết được dữ liệu từ online và dữ liệu sale từ offline. Sau đó dựa trên việc đo đếm trên để có thể thực hiện việc tối ưu hoá quảng cáo nhằm đạt được những chỉ số KPIs quan trọng mà mình đặt ra.
Một số chỉ số KPIs thường gặp:
Đối với các chiến dịch marketing tập trung về việc tạo dựng thương hiệu hoặc tạo ra tương tác với người dùng thì Performance Marketing ở đây là (1) Đo đếm chính xác các chỉ số về reach (tiếp cận), view/impression (lượt xem, lượt hiển thị) và các chỉ số về tương tác như CTR, engagement rate, … đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị, giữa các kênh quảng cáo từ đó có được thêm các insights về hành vi và sở thích của khách hàng thông qua digital. (2) Công nghệ để có thể tiếp cận được đúng các khách hàng mục tiêu dựa trên các công cụ nhắm chọn người dùng.
Một số chỉ số KPIs thường gặp:
Trên đây là chia sẻ tổng quan hơn về performance marketing là gì nhằm giúp bạn hiểu rõ và lên kế hoạch digital marketing tốt hơn cho doanh nghiệp của mình cũng như tối ưu hóa chi phí cũng như lợi nhuận doanh nghiệp cần đạt được.
Để thực sự làm chủ lĩnh vực này đòi hỏi bạn phải cực kỳ bén nhạy trước thay đổi của công nghệ quảng cáo, vừa phải có sự thấu hiểu về business, ngành hàng và chính khách hàng mục tiêu, bên cạnh đó cũng cần sự bài bản trong tư duy và hệ thống kiến thức vững chắc.
14 lý do tại sao khách hàng không mua sản phẩm của bạn
04 May, 2022Bí quyết sử dụng tâm lý học trong kinh doanh của Walmart
04 May, 2022Cạnh tranh về giá: Làm sao để tránh đòn?
27 Mar, 20223 ý tưởng cải tiến sản phẩm hiệu quả
19 Mar, 202210 bước lập kế hoạch marketing online chuyên nghiệp
19 Mar, 2022CDP là gì? Cốt lõi về Customer Data Platform (CDP)
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.