8 phẩm chất của người lãnh đạo tuyệt vời

phẩm chất của người lãnh đạo tuyệt vời

Đâu là những phẩm chất của người lãnh đạo tuyệt vời để lãnh đạo đội nhóm của bạn để tạo ra những hiệu quả tích cực nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết sau.

Trong thế giới ngày càng bất ổn định, những lãnh đạo cần phải chứng minh sự dũng cảm, lòng tin và sự đồng cảm để dẫn dắt nhân viên của mình. Nhân viên sẽ nhìn vào lãnh đạo để làm tấm gương trong những thời khắc khó khăn hoặc không chắc chắn. Họ sẽ nhớ cách mà bạn đã chèo lái qua những sóng gió, và sẽ phát triển lòng tin vào khả năng của bạn.

Những lãnh đạo cần phải tự tin, dũng cảm và hiểu biết để đoàn kết mọi người và dẫn dắt họ qua khỏi những khó khăn thử thách. Bằng cách biến nhân viên của bạn thành những fan hâm mộ và giữ cho họ tập trung vào công việc, bạn sẽ nâng cao sự hợp tác và năng suất làm việc của các nhân viên.

Dưới đây là 8 phẩm chất của người lãnh đạo tuyệt vời để lãnh đạo đội nhóm của bạn để tạo ra những hiệu quả tích cực nhất.

8 phẩm chất của người lãnh đạo tuyệt vời

phẩm chất của người lãnh đạo tuyệt vời

Giao tiếp thường xuyên và rõ ràng

Bản báo cáo Edelman Trust Barometer 2020 chỉ ra rằng 63% người tham gia khảo sát tin tưởng thông tin mà lãnh đạo của họ đưa ra hơn là thông tin đến từ các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc trang web của chính phủ.

Lời nói và hành động của lãnh đạo có thể khiến nhân viên cảm thấy an toàn, có thể động viên và an ủi tinh thần họ cũng như đưa ra những bài học đáng giá. Lãnh đạo cần phải giao tiếp thường xuyên và rõ ràng, luôn luôn minh bạch và giúp cho nhân viên hiểu tình hình.

Củng cố sự hợp tác

Để kết nối hơn với các nhân viên, bạn chỉ cần dành vài phút trước mỗi cuộc hộp nói về các sở thích chung, hoặc ôn lại những gì đã xảy ra tuần trước, hoặc nói về những gì đang xảy ra trên mạng xã hội.

Hãy tạo ra một nơi mà nhân viên của họ có thể thoải mái nói về những sở thích hoặc điều mà họ đam mê, như vậy không khí trong công ty sẽ gắn kết và thoải mái hơn rất nhiều.

Lãnh đạo cũng có thể chia sẻ các câu chuyện cá nhân của họ để mở đầu cuộc trao đổi về các thách thức sắp gặp phải, hoặc để kết nối hơn với các nhân viên. Qua những câu chuyện xúc tích, bạn có thể đoàn kết nhân viên lại với nhau, đề cao sự hợp tác và làm cảm hứyoung cho công ty.

Liên tục quan tâm đến nhân viên

Khi đội ngũ làm việc ăn ý với nhau, họ có chung một mục tiêu, họ biết để đạt được thành công cần làm những gì, luôn chú trọng vào những công việc, hành động và cách tiếp cận mang lại lợi ích cho cả nhóm.

Bằng cách có những cuộc họp 1-1, bạn có thể tạo ra tinh thần trách nhiệm cho nhân viên cũng như kết nối với họ sâu hơn. Một số câu hỏi các nhà lãnh đạo có thể đặt ra là:

  • Điều gì là quan trọng nhất đối với bạn trong vai trò hiện tại?
  • Một ngày tuyệt vời với bạn thì sẽ trông như thế nào?
  • Điều gì khiến bạn tự hào khi là một phần của đội ngũ này?
  • Nếu bạn có thể dẫn đầu một dự án trong công ty, dự án đó sẽ là gì?

Trong cuộc họp, những câu hỏi như vậy có thể giúp bắt đầu các cuộc thảo luận để tìm ra cách tiếp cận và làm việc tốt nhất cho đội ngũ.

Lãnh đạo có trách nhiệm

Nếu lãnh đạo không có trách nhiệm, tư tưởng đó sẽ lan truyền rất nhanh trong doanh nghiệp, hạn chế năng suất làm việc và hủy hoại tinh thần làm việc. Mỗi cá nhân trong tổ chức cần hiểu rằng họ có trách nhiệm trong bộ máy làm việc, và những lãnh đạo nên là những người đi đầu làm gương.

Bằng cách đặt ra những kì vọng rõ ràng, nhân viên của bạn sẽ hiểu tiêu chuẩn làm việc và thời gian làm việc. Những cuộc nói chuyện như vậy nên được lặp lại liên tục để củng cố tinh thần trách nhiệm của cả tập thể.

Trở thành huấn luyện viên

Đừng nói nhân viên phải làm gì, thay vì đó hãy chỉ cho họ. Dự án Google Oxygen thấy rằng chất lượng của quản lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm việc của nhân viên cũng như của cả công ty. Họ chỉ ra những phẩm chất làm nên một nhà lãnh đạo tuyệt vời, trong số đó kĩ năng huấn luyện nhân viên là một phẩm chất sáng giá.

Những nhà lãnh đạo tạo ra môi trường để nhân viên có thể trao đổi và học hỏi. Qua các buổi họp mặt hàng tuần bạn có thể tìm ra những vấn đề vướng mắc của nhân viên và giúp họ giải quyết những vấn đề ấy.

Bằng cách luôn minh bạch trong phản hồi, bạn có thể giúp nhân viên học hỏi từ kinh nghiệm và cải thiện kĩ năng làm việc. Thành công không bao giờ nên được bỏ qua, mà cần được tôn vinh.

Dẫn dắt các cuộc trò chuyện

Các nhà lãnh đạo có thể dành thời gian để lắng nghe những điều nhân viên lo lắng, và đưa ra lời khuyên cho họ. 2020 là một năm đầy biến cố, và tương lai cũng có nhiều điều không rõ ràng. Những lo lắng đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất làm việc tại công sở, và bạn có thể trở thành chỗ dựa cho nhân viên vào những thời điểm khó khăn đó.

BCG phỏng vấn 12,000 nhân viên của họ về tương lai làm việc. Một trong những vấn đề được nhiều người nhắc đến là sức khỏe tinh thần, cũng như những thách thức và cách xử lý chúng.

Microsoft chi nhánh Ấn Độ mời các chuyên gia đến để giảng cho cả nhân viên lẫn những lãnh đạo về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần và những thách thức trong thời điểm khó khăn này. Starbucks cung cấp cho tất cả những nhân viên tại Mỹ 20 buổi tham gia trị liệu.

Lên kế hoạch thăng tiến cho nhân viên

Có quy trình cụ thể để nhân viên có thể lên chức quản lý sẽ minh chứng cho đội ngũ của bạn việc bạn quan tâm đến sự phát triển cũng như tương lai của họ.

Trong một cuộc khảo sát 2020, 37% nhân viên cho biết rằng sự thiếu minh bạch trong quy trình thăng tiến là lý do chính khiến họ bỏ việc.

Xử lý vấn đề này bằng cách tạo ra những kế hoạch phát triển cho nhân viên sẽ tạo ra sự hăng hái trong công việc, giảm thiểu khả năng nhân viên bỏ việc, khiến việc tuyển dụng dễ dàng hơn và đẩy cao tinh thần làm việc nhóm.

Không có cách tiếp cận nào áp dụng được cho mọi tình huống

CEO của Twitter Jack Dorsey cho ra mắt kế hoạch giúp “Nhân viên làm việc tại nhà mãi mãi” đã gặp nhiều phản ứng trái chiều.

Hãy đặt quyết định đó vào tay của nhân viên và để họ lựa chọn; các nhà lãnh đạo hãy trò chuyện với nhân viên về điều họ muốn làm, thay vì chỉ giả định ý muốn của nhân viên.

Thông qua những cuộc trò chuyện riêng cũng như các buổi thảo luận nhóm, quản lý và lãnh đạo có thể tìm ra những phương án phù hợp nhất.

Trên đây là chia sẻ 8 phẩm chất của người lãnh đạo tuyệt vời để tạo được niềm tin với nhân viên và đoàn kết mọi người và dẫn dắt họ qua khỏi những khó khăn thử thách trong kinh doanh. Hy vọng đã chia sẻ kiến thức hữu ích đến bạn.

Theo Entrepreneuer

>