Chỉ số PMI là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số PMI

PMI là gì

Bài viết sau chia sẻ về chi tiết chỉ số PMI là gì và cập nhật số liệu PMI Việt Nam giai 2011-2021. Chỉ số PMI là một trong những chỉ số rất quan trọng, đo lường hoạt động kinh tế của ngành sản xuất và là thuật ngữ kinh tế quan trọng bạn cần nắm rõ.

Nhờ có chỉ số PMI, các nhà hoạch định chính sách, nhà phân tích và quản lý mua hàng nắm được các thông tin về điều kiện kinh doanh hiện tại của các công ty hoặc tập đoàn.

Vậy chỉ số PMI là gì? Bài viết này sẽ giải đáp cho câu hỏi chỉ số PMI là gì và cập nhật số liệu chỉ số PMI Việt Nam mới nhất.

Chỉ số PMI là gì?

Chỉ số PMI là tên chỉ số viết tắt từ tiếng Anh là Purchasing Managers Index, có nghĩa là chỉ số Quản lý thu mua.

Chỉ số này được khảo sát bởi hãng Markit từ các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có Việt Nam và được công bố hàng tháng.

Tuy nhiên chỉ số PMI của Mỹ và Trung Quốc thì không phải do Markit điều tra.

Chỉ số PMI của Mỹ do Viện Quản lý Cung ứng Hoa Kỳ (The Institute of Supply Management) điều tra hàng tháng. Nó dựa trên bảng khảo sát lấy ý kiến từ đại diện của 400 công ty sản xuất hàng đầu và 400 công ty phi sản xuất hàng đầu của Mỹ.

Chỉ số PMI của Mỹ đôi khi còn được gọi là chỉ số ISM (viết tắt của Viện quản lý cung ứng).

Chỉ số PMI của Trung Quốc do cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc điều tra hàng tháng. Nó dựa trên bảng khảo sát từ đại diện của 3000 công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và 4000 công ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc.

Trong số các quốc gia thì chỉ số PMI của Mỹ là quan trọng nhất. Mỗi khi PMI của Mỹ được công bố sẽ làm cho thị trường tiền tệ biến động mạnh, vì vậy nó được các nhà đầu tư trên thế giới quan tâm nhiều nhất.

Các loại chỉ số PMI

Có 2 loại chỉ số PMI, đó là chỉ số PMI sản xuất và chỉ số PMI phi sản xuất (dịch vụ).

Chỉ số PMI sản xuất

Chỉ số PMI sản xuất là một chỉ số Quản Lý Sức Mua được đo lường trong ngành công nghiệp sản xuất.

PMI là gì

Các chỉ số con và trọng lượng của nó được đo lường trong chỉ số PMI sản xuất này là:

  • Đơn hàng mới (30%).
  • Sản xuất (25%).
  • Giao hàng từ nhà cung cấp (15%).
  • Hàng tồn kho (10%).
  • Việc làm (20%).

Đây là một báo cáo dựa trên các dữ liệu được biên soạn từ các câu trả lời hàng tháng của những người được hỏi là các nhà điều hành thu mua hoặc cung ứng trên hơn 400 công ty công nghiệp.

Chỉ số PMI phi sản xuất (PMI dịch vụ)

Chỉ số PMI phi sản xuất là một chỉ số hỗn hợp được tính toán như một chỉ báo để dự đoán về điều kiện kinh tế tổng thể đối với lĩnh vực phi sản xuất. Chỉ số PMI dịch vụ được đo bằng các chỉ số con có trọng lượng bằng nhau như:

  • Hoạt động kinh doanh, hoạt động này được điều chỉnh theo thời vụ.
  • Đơn hàng mới, cũng được điều chỉnh theo thời vụ.
  • Việc làm, cũng được điều chỉnh theo thời vụ.
  • Giao hàng từ nhà cung cấp.

Chỉ số PMI sản xuất dựa trên dữ liệu được biên soạn từ những câu trả lời hàng tháng của hơn 370 người được hỏi là các nhà điều hành thu mua hoặc cung ứng trong hơn 62 ngành khác nhau.

Họ đại diện cho 9 khu vực từ danh mục phân loại của hệ thống Phân Ngành Theo Chuẩn (Standard Industrial Classification – SIC).

Bảng mẫu câu hỏi khảo sát tính toán chỉ số PMI

Cách tính chỉ số PMI của Việt Nam

Chỉ số PMI của Việt Nam được IHS Markit thu thập từ phần trả lời cho các câu hỏi hàng tháng gửi cho các nhà quản trị mua hàng trong một nhóm gồm khoảng 400 nhà sản xuất.

Nhóm khảo sát được phân chia theo lĩnh vực và quy mô lao động của công ty, dựa trên đóng góp vào GDP.

Những câu trả lời khảo sát được thu thập ở nửa cuối của mỗi tháng và cho biết chiều hướng thay đổi so với tháng trước.

Một chỉ số khuếch tán được tính toán cho mỗi tham số khảo sát. Chỉ số là tổng cộng phần trăm số câu trả lời ‘cao hơn’ và một nửa tỷ lệ phần trăm các câu trả lời ‘không thay đổi’.

Các chỉ số có giá trị từ 0 đến 100, với một kết quả trên 50 thể hiện một mức tăng tổng thể so với tháng trước, và dưới 50 thể hiện một mức giảm tổng thể.

Các chỉ số sau đó được điều chỉnh theo mùa. Chỉ số toàn phần là Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Purchasing Managers’ Index™ (PMI).

Chỉ số PMI của Việt Nam là số bình quân gia quyền của năm chỉ số sau:

  • Đơn đặt hàng mới (30%)
  • Sản lượng (25%)
  • Việc làm (20%)
  • Thời gian giao hàng của nhà cung cấp (15%)
  • Tồn kho hàng mua (10%).

Tầm quan trọng của chỉ số PMI

Đối với sự phát triển của một quốc gia, chỉ số PMI là một thước đo quan trọng của nền kinh tế.

Căn cứ vào PMI các bạn có thể thấy được mức độ mua bán trong lĩnh vực sản xuất của mỗi tháng, cũng như có cái nhìn khách quan về tốc độ trăng trường hay suy yếu về dịch vụ sản xuất của một công ty hay 1 quốc gia.

  • Nếu kết quả chỉ số PMI trên 50, tức là hoạt động sản xuất được mở rộng so với tháng trước.
  • Nếu chỉ số PMI ở mức 50, hoạt động sản xuất không có gì thay đổi.
  • Còn khi chỉ số dưới mức 50 cho thấy hoạt động sản xuất đang có xu hướng thu hẹp lại.

Ngoài ra, dựa vào PMI, có thể đánh giá tiềm năng của các chỉ số quan trọng khác như: chỉ số giá tiêu dùng CPI; chỉ số tổng sản phẩm quốc nội GDP…

PMI tác động đến các quyết định quản lý thu mua hàng hóa của công ty

Thực tế cho thấy rằng, các quyết định thu mua để phục vụ sản xuất của các công ty hoặc doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc nhiều vào chỉ số PMI này.

Các nhà quản lý khi muốn thu mua sản phẩm trong công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn họ sẽ dựa vào chỉ số PMI để đánh giá được lượng hàng, sản phẩm cùng nhiều thứ khác.

Ví dụ, khi nhận được một đơn đặt hàng mới, nhà sản xuất đồ nội thất bằng gỗ sẽ đưa ra quyết định sản xuất dựa trên số lượng sản phẩm được đặt hàng.

Hay khi kiểm tra hàng tồn kho, quản lý thu mua sẽ biết nên sản xuất thêm bao nhiêu sản phẩm cho đơn hàng.

Nhờ đó, họ có thể cân đối được sản phẩm cần thêm là bao nhiêu để vừa hoàn thành đơn hàng, vừa có sản phẩm dự trữ sẵn dành cho việc kinh doanh cho các tháng tiếp theo hoặc cho những đơn đặt hàng khác…

Tác động lên các đơn vị cung ứng (Supplier)

Tương tự, với các đơn vị cung ứng, họ sẽ dựa vào chỉ báo PMI để ước lượng lượng nhu cầu sản phẩm, để từ đó có chiến lược điều chỉnh giá cho phù hợp với thị trường.

Ví dụ, khi số lượng đơn đặt hàng tăng, kéo theo nhu cầu tăng, họ có thể tăng giá sản phẩm đồng thời chấp nhận sự tăng giá của những đơn vị cung ứng tư liệu sản xuất cho mình.

Còn khi số lượng đơn đặt hàng giảm, họ có thể điều chỉnh giá giảm xuống đồng thời yêu cầu giảm giá đối với các bên cung ứng tư liệu sản xuất của mình.

Biểu đồ số liệu chỉ số PMI của Việt Nam thời kỳ 2011 – 2021

chỉ số PMI Việt Nam

Số liệu cập nhật chỉ số PMI mới nhất của Việt Nam năm 2021:

Số liệu PMI Việt Nam cập nhật tháng 6 – 2021

PMI là gì

Nhìn vào biểu đồ cho thấy:

  • Do ảnh hưởng đợt dịch Covid-19 bùng phát mạnh bắt đầu từ ngày 27/5/2021 ở Tp.HCM – trung tâm kinh tế của cả nước, trong tháng 6 thì chỉ số quản lý thu mua (PMI) đã giảm 9 điểm so với một tháng trước đó, từ 53,1 xuống còn 44.1, đánh dấu suy giảm của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Số liệu PMI Việt Nam cập nhật tháng 8 – 2021

số liệu PMI Việt Nam tháng 8 2021

  • Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Purchasing Managers’ Index™ (PMI™) Việt Nam tháng 8/2021 đã giảm còn 40,2 điểm trong tháng 8 so với 45,1 điểm của tháng 7, cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất suy giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2020. Các điều kiện kinh doanh đến nay đã giảm ba tháng liên tiếp.

Số liệu PMI Việt Nam cập nhật tháng 10 – 2021

Cập nhật chỉ số PMI Việt Nam 2021

  • PMI – chỉ số đo sức khỏe lĩnh vực sản xuất – tháng 10/ 2021 lần đầu vượt ngưỡng 50 điểm, sau bốn tháng giảm liên tiếp.
  • Tháng 10/2021, PMI Việt Nam đạt 52,1 điểm, tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm – ngưỡng xác nhận sự mở rộng hay thu hẹp của lĩnh vực sản xuất. “Điều này cho thấy các điều kiện kinh doanh đã cải thiện trong lĩnh vực sản xuất, từ đó kết thúc thời kỳ giảm kéo dài bốn tháng”, IHS Markit, đơn vị khảo sát PMI, đánh giá.

Xem chi tiết số liệu PMI cập nhật của Việt Nam và các nước trên thế giới mới nhất 2021: Xem tại đây

>