Quản lý dòng tiền là gì? Cách quản lý dòng tiền hiệu quả vượt qua khủng hoảng

quản lý dòng tiền là gì

Bạn đang muốn tìm hiểu về quản lý dòng tiền là gì và nắm những kiến thức cơ bản về quản lý dòng tiền trong kinh doanh? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về quản lý dòng tiền là gì để có thể áp dụng trong thực tế doanh nghiệp:

Quản lý dòng tiền là gì?

quản trị dòng tiền là gì

Trước khi muốn biết quản lý dòng tiền là gì thì bạn cần phải hiểu khái niệm thế nào là dòng tiền. Dòng tiền là lượng tiền vào và ra của cửa hàng, doanh nghiệp.

Dòng tiền bao gồm 2 chiều:

  • Tiền đến nhờ hoạt động mua hàng của khách hàng, và
  • tiền đi thông qua các chi phí như nhập hàng, tiền lương nhân viên, chi phí vận hành cửa hàng như tiền thuê mặt bằng, tiền điện, nước, mạng internet,…

Như vậy, quản lý dòng tiền là quản lý các khoản thu – chi của cửa hàng, và quản lý dòng tiền được xem là hiệu quả khi bạn có thể hạn chế hoặc làm chậm quá trình chi tiêu tiền mặt và huy động hoặc làm tăng tốc các khoản thu về.

Tóm lại:

Quản lý dòng tiền là việc quản lý dòng tiền thu vào và chi ra. Quản lý tốt thì DƯƠNG DÒNG TIỀN, quản lý không tốt thì ÂM DÒNG TIỀN.

Có 3 trạng thái tài chính thách thức thường gặp của doanh nghiệp

 

  • Có lãi nhưng không có tiền (dòng tiền): doanh nghiệp khó khăn về dòng tiền, luôn ở trong tình trạng giật gấu vá vai, vay khoản nọ đắp khoản kia.
  • Có tiền, nhưng không có lãi: về lâu dài không có lãi cũng làm dòng tiền bóp lại
  • tệ nhất là không có cả lãi và dòng tiền,

3 trạng thái trên làm nảy sinh nhiều vấn đề về tài chính của doanh nghiệp:

quản trị dòng tiền là gì

Đó cũng là một trong những lý do khiến 83% doanh nghiệp phá sản trong 5 năm đầu khởi nghiệp.

Tất cả đều xuất phát từ tư duy QUẢN LÝ TIỀN của người chủ Doanh nghiệp.

Vì vậy bạn muốn có cả lãi, và cả tiền, điều đầu tiên bạn cần là làm rõ tư duy quản trị tiền.

Tầm quan trọng của quản lý dòng tiền

quản trị dòng tiền là gì

Này bạn, hãy tưởng tượng nhé, Doanh nghiệp của bạn có doanh thu 100 tỷ/1 năm, và mỗi đơn hàng khách hàng đều nợ bạn 30 ngày, lãi suất vay là 0,8%/tháng.

Một năm bạn mất đứt 800 triệu tiền lãi vay, tức là mỗi tháng mất đi 67 triệu đồng

Điều gì xảy ra nếu Doanh thu của bạn gấp 10 lần trên?

Mất đi khoản chi phí = lợi nhuận 8 tỷ/1 năm. Nhiều nhỉ!

Thế rồi, 1 vài khách hàng lâm vào tình trạng nợ khó đòi, bạn mất thêm vài tỷ/năm không đòi được nợ.

Không những vậy, tài sản thế chấp của bạn có hạn, nên vay tiền không phải dễ.

Thậm chí có tài sản thế chấp, nhưng lịch sử thanh toán nhiều lần bị trễ hẹn, thì vay cũng không dễ.

Rồi khoản tiền khách hàng trả thì chưa về, mà thanh toán cho dự án mới, nguồn hàng mới để gối đầu lại đang cần, biết làm sao đây?

Đó là lý do một số doanh nghiệp cho rằng TIỀN MẶT LÀ VUA là vì thế.

Lợi nhuận có thể chưa có, nhưng có dòng tiền còn có thể xoay xở kinh doanh được.

Vậy nên, nếu bạn quản lý tốt thì lợi ích quản lý dòng tiền sẽ mang lại cho bạn:

  • Hiệu quả tài chính tốt hơn.
  • Có dòng tiền để chủ động trong kinh doanh, để mở rộng hoặc chớp được những cơ hội đầu tư tốt.
  • Đối phó tốt hơn với những rủi ro trong kinh doanh, hay những khó khăn bất thường không lường trước (ví dụ như Covid …)

Để quản lý dòng tiền hiệu quả cần hiểu rõ đâu là khoản thu đâu là khoản chi của doanh nghiệp

quản trị dòng tiền là gì

quản trị dòng tiền là gì? Cách để quản trị dòng tiền hiệu quả

Kiến thức cơ bản về quản lý dòng tiền như sau: muốn quản lý tốt dòng tiền, Chủ Doanh nghiệp sẽ cần biết có những khoản THU TIỀN CHỦ YẾU nào và có những khoản CHI TIỀN CHỦ YẾU nào trong Doanh nghiệp.

Những khoản thu tiền chủ yếu

  • Thu tiền từ hoạt động kinh doanh: Tất nhiên, muốn có tiền thì Doanh nghiệp phải bán được hàng. Tức là bạn phải biết thị trường đang cần gì, và sản phẩm dịch vụ của bạn giải quyết được nỗi đau/mang lại niềm sung sướng nào của thị trường, bạn phải chăm sóc được khách hàng để họ mua hàng với bạn nhiều lần, giới thiệu cho bạn khách hàng mới; đa dạng kênh marketing để nhiều khách hàng mới đến với bạn. ….
  • Đi vay tiền: một số doanh nghiệp sử dụng tiền vay rất tốt. Tất nhiên để vay vốn bạn phải có kế hoạch kinh doanh và lịch sử dòng tiền ở ngân hàng tốt,….
  • Bán tài sản: để cải thiện dòng tiền, một số doanh nghiệp có thể dùng cách này. Ví dụ họ bán văn phòng đang sở hữu cho ngân hàng, rồi thuê lại chẳng hạn, vừa có thể có dòng tiền hỗ trợ kinh doanh, mà vẫn tiếp tục được sử dụng tài sản…
  • Tăng vốn: kêu gọi thêm cổ đông tham gia vào hoặc tăng vốn cho cổ đông hiện hữu

Những khoản chi tiền chủ yếu

  • Chi phí chung: cần chi những gì cần thiết chứ không phải những khoản bạn muốn chi; và ưu tiên những khoản chi mang lại doanh thu.
  • Mua hàng tồn kho
  • Mua tài sản cố định: trong cuốn Tư duy tỷ phú, Brad Sugars nói rất rõ về bẫy tiền này. Ông nói, đừng đầu tư vào những DN mà tiền chảy hết vào Tài sản. Ưu tiên tiền quay vòng cho hoạt động kinh doanh.
  • Trả tiền vay
  • Cổ đông rút vốn

Quản lý dòng tiền trong kinh doanh

quản trị dòng tiền là gì

Mục tiêu quản lý dòng tiền là DƯƠNG TIỀN, vậy nên bí kíp của quản lý dòng tiền rất đơn giản như sau:

Các khoản thu

  • Tăng cường thu hồi nợ,
  • Điều chỉnh chính sách bán, tăng ưu đãi chiết khấu để khuyến khích các khoản thanh toán trả trước

Các khoản chi

  • Chuyển chi phí cố định thành chi phí biến đổi, ví dụ các khoản chi phí lương có thể chia làm 2 phần là (i) lương cố định, (ii) lương năng suất theo kết quả kinh doanh.
  • Đàm phán để có chính sách tín dụng ưu đãi hơn từ các nhà cung cấp
  • Doanh thu bù đắp chi phí biến đổi: trong dài hạn thì kinh doanh phải có lợi nhuận ròng, tức là bù đắp được chi phí cố định + chi phí biến đổi. Tuy nhiên trong ngắn hạn khi công suất của DN chưa tối ưu, đằng nào cũng phải trả chi phí cố định. Thì DN có thể chấp nhận bán sản phẩm dịch vụ bù đắp được chi phí biến đổi để có dòng tiền. Tất nhiên là điều này chỉ áp dụng trong ngắn hạn.
  • Tồn kho: tập trung vào quản lý hàng và nguyên vật liệu tồn kho – có thể cần thêm nguyên vật liệu do gián đoạn chuỗi cung ứng, nhưng cũng không nên để quá nhiều vốn bị giữ tại đây.

Liên tục xem xét, điều chỉnh chiến lược

  • Thị trường thay đổi mạnh mẽ, với thói quen mới, nhu cầu mới, doanh nghiệp cần xem lại các định hướng chiến lược về thị trường, sản phẩm mới, kênh bán (ví dụ tăng cường kênh trực tuyến, giảm bớt kênh offline..), dịch vụ….
  • Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng, tìm kiếm các phương án thay thế chuỗi cung ứng từ nước ngoài, chuyển về Việt Nam

Nguồn vốn

  • Giảm hoặc hoãn chi trả cổ tức, tăng huy động vốn góp của chủ sở hữu, phát hành thêm cổ phiếu.
  • Bán và thuê lại: doanh nghiệp có thể bán tài sản rồi thuê lại, vẫn đảm bảo hạ tầng để kinh doanh, nhưng có thêm dòng tiền. Rất nhiều hãng lớn dùng công cụ này.
  • Xem lại kế hoạch đầu tư vốn và những ưu tiên đầu tư để có thể cắt giảm các khoản đầu tư khi cần thiết.
  • Sẵn sàng các nguồn tài chính ngắn hạn từ ngân hàng: tính toán và dự báo trước các lượng tiền mặt dự trữ, và lên kế hoạch vay ngân hàng càng sớm càng tốt. Các Ngân hàng sẽ nhanh chóng hết hạn mức cho vay, nên doanh nghiệp cần sớm thu xếp nguồn vốn vay.

 

Những thách thức trong quản lý dòng tiền

quản trị dòng tiền là gì

1. Chưa đo lường

Nhiều chủ doanh nghiệp còn không rõ khách hàng nợ mình bao nhiêu tiền, nợ từ bao giờ, thậm chí có khoản nợ còn quên đòi, tất cả là vì chưa có hệ thống đo lường, hoặc quản trị kế toán.

2. Tập quán của thị trường

Một số chủ doanh nghiệp nói là họ biết cách để có dòng tiền dương thông qua việc thu hồi nợ, nhưng nhiều năm qua tập quán thị trường như vậy rồi, rất khó thay đổi.

3. Cạnh tranh

Nhiều Chủ DN nói, “thị trường cạnh tranh, không cho nợ thì không bán được hàng”

4. Lịch sử để lại

Có Chủ DN khác nói, “mình đã áp dụng chính sách cho nợ cả chục năm nay, bây giờ thay đổi chính sách rất khó, không biết bắt đầu như thế nào để khách hàng chấp nhận”.

5. Không thúc đẩy được đội ngũ

Doanh nghiệp không biết cách triển khai để thúc đẩy nhân sự trong quản lý dòng tiền.

6. Quan trọng là Hành động

Tôi có 1 khách hàng, cùng với họ đã tìm ra được tình trạng chênh lệch ngày tuổi nợ, giữa ngày khách hàng cam kết trả nợ với ngày thực trả nợ, phần chênh lệch này DN đang phải trả lãi vay ngân hàng, vậy nên mỗi ngày chênh lệch giảm xuống, DN có thêm 90 triệu đ/tháng, 1 năm có thể có thêm 4 tỷ VND. Anh/Chị có thấy tuyệt vời không?

Chiến lược và giải pháp thì dễ, nhưng bí quyết thành công nằm ở chỗ triển khai thực hiện chiến lược, đó là cả một quá trình kiên trì và nỗ lực.

Tạm kết

Trên đây là bài viết chia sẻ về auản lý dòng tiền là gì? Kiến thức cơ bản về quản lý dòng tiền và cách để quản lý dòng tiền hiệu quả.

Nếu Anh/Chị quan tâm đến quản trị tài chính doanh nghiệp, hãy sở hữu ngay Bộ Cẩm Nang SMART CEO 4.0 (trong đó có nội dung đúc kết về quản trị tài chính trong doanh nghiệp rất thực tế và hữu ích).

Link tìm hiểu về Bộ Cẩm Nang SMART CEO 4.0: https://camnangceo.com

>