Tỷ lệ biến động nhân viên kinh doanh lớn, doanh thu sụt giảm rất có thể do doanh nghiệp đã mắc phải 04 sai lầm khi quản lý nhân viên bán hàng dưới đây.
Muốn xây dựng một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải giành được vị trí đầu tiên trong tâm trí khách hàng (top of mind). Muốn trở thành một doanh nghiệp vững mạnh thì phải có doanh số tăng trưởng tốt. Vậy làm thế nào để cả 2 tiêu chí trên trở thành hiện thực nếu doanh nghiệp không đầu tư và đào tạo vào đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp mình một cách tốt nhất.
Bên cạnh việc hoạch định chiến lược bán hàng, người quản lý còn phải nhìn nhận những sai lầm trong quản lý nhân viên bán hàng để có hướng đi tốt hơn trong năm 2019.
Thông thường, những nhân viên bán hàng hay nói cho bạn nghe về những thành công của họ và tránh đề cấp đến những thất bại. Nếu bạn chủ động tiếp cận và cố gắng biến mỗi trường hợp thất bại thành cơ hội học hỏi, bạn sẽ nhận ra đội ngũ bán hàng của bạn đang muốn giấu đi thông tin quan trọng.
Hãy chọn thời điểm tiếp cận hợp lý và đừng quên rằng bạn đang đối mặt với vấn đề liên quan đến tâm lý con người. Việc huấn luyện để phát triển lâu dài tốt hơn là để bán hàng ngắn hạn.
Thị trường luôn là ẩn số khó lường, thiên biến vạn hóa và doanh nghiệp không thể biết được tất cả mọi thứ diễn ra ngoài kia. Vì thế hãy theo sát đội ngũ nhân viên bán hàng của bạn để hiểu được những vấn đề, những khó khăn mà họ đã và đang gặp phải. Từ đó có cách huấn luyện tốt hơn.
Là một nhà quản lý tài giỏi điều quan trọng nhất là việc bạn có thể nắm bắt được tâm lý con người từ đó có hướng phát triển lâu dài vạch ra con đường dài tốt hơn cho mỗi người chứ không phải việc bạn tự đắc với những thành quả của bản thân mà cho rằng chuyện gì mình cũng biết, cũng hiểu cả.
Rất nhiều người quản lý thường giành mất vị trí dẫn dắt trong những buổi gặp gỡ khách hàng của nhân viên kinh doanh, việc đó thật tai hại! Khi ấy bạn cần nhớ một sự thật là: “Khách hàng là của nhân viên của bạn”.
Thế nên việc bạn can thiệp quá sâu hay soi mói để trở thành người dẫn đầu trong câu chuyện với khách hàng sẽ vô hình tạo thành một rào cản đối với nhân viên của bạn, họ sẽ trở nên bị động và cảm giác không được tin tưởng mà chán nản đấy.
Nhiệm vụ của bạn là trợ giúp lâu dài cho nhân viên của mình và bạn chỉ làm điều đó tốt nhất khi trợ giúp lúc cần thiết. Khi giúp đỡ, đừng bao giờ thực hiện theo cách soi mói nhân viên của bạn. Hãy luôn nhớ rằng khách hàng là của họ.
Việc để họ giữ vai trò cầm chịch trong cuộc hội thoại sẽ là phương thức tốt nhất để giúp nhân viên bán hàng có thể mạnh dạn hơn tích lũy những kinh nghiệm trong các cuộc trao đổi và cũng là một cách để bạn thể hiện sự tin tưởng và trọng dụng nhân viên, hãy nhớ câu thần chú quan trọng: “Nếu được trao niềm tin, họ sẽ chiến đấu bằng tất cả những gì họ có”.
Vậy nên hãy là một người lãnh đạo biết tin tưởng và biết cảm thông.
Có rất nhiều nhà quản lý khi làm việc cùng một nhân viên này lại nói về những nhân viên khác trong cùng một nhóm. Nếu bạn làm vậy, ngay lập tức nhân viên của bạn sẽ cho rằng bạn cũng làm điều tương tự như vậy với họ trước mặt những người khác trong nhóm. Việc này chỉ thích hợp khi bạn muốn chia sẻ những điều tích cực về người người khác trong cuộc nói chuyện.
Lời khuyên đưa ra là nhân viên của bạn làm việc thế nào hãy tự đánh giá và có kế hoạch sử dụng nhân lực hiệu quả. Đừng bao giờ nói xấu bất kì một nhân viên nào với một nhân viên khác. Việc nói về một nhân viên B với một nhân viên khác sẽ thích hợp nếu như bạn khen ngợi và đánh giá tích cực về nhân viên B.
Trạng thái tinh thần luôn có ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhóm bán hàng nhiều hơn là bạn tưởng. Điều này không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải bảo bọc nhân viên, nhưng bạn cần phải cho họ thấy sự quan tâm của bạn đối với họ và hỗ trợ họ thực hiện mục tiêu của mình.
Đừng quên rằng dù mức thưởng của bạn là gì đi nữa, bạn vẫn đang dẫn dắt một đội ngũ và họ phải luôn trao đổi với nhau. Càng tạo ra một môi trường làm việc thành công, bạn càng có cơ hội thành công. Nếu bạn không tích cực thì nhân viên của bạn cũng sẽ như vậy. Nếu bạn chỉ ngồi đó quản lý và thúc ép những phòng ban khác, họ sẽ theo gương của bạn và làm điều tương tự.
Nếu bạn tạo cho nhân viên động lực từ sự tôn trọng và tin tưởng bạn sẽ nâng cao tinh thần làm việc của họ. Và vấn đề tạo cho trạng thái tinh thần tốt sẽ khiến cho hiệu suất làm việc của nhân viên của bạn tăng lên rất nhiều, họ sẽ thoải mái và vui vẻ hơn. Từ đó những vấn đề gặp phải với khách hàng ngoài thị trường sẽ được giải quyết nhẹ nhàng hơn.
Trong kỹ năng quản lý nhân viên bán hàng, người quản lý hãy nhớ rằng nhân viên là cốt lõi của công ty.
Đó là câu chuyện mà chúng ta có thể rút ra từ Ford – năm 2008 khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng và Ford rơi vào tình trạng đứng bên bờ vực thẳm thì tất cả các nhân viên của họ đã ở lại viết tâm thư cho Bill (Chủ tịch Ford) nói rằng đừng từ bỏ và họ sẽ ở bên cạnh ông để vực dậy công ty này. Điều đó dĩ nhiên không đơn giản là tình người mà còn là câu chuyện thâm thúy mà mỗi người quản lý trong chúng ta cần học hỏi.
Nếu bạn chỉ ngồi đó và chỉ tay 5 ngón, bạn là một người quản lý tồi và hiển nhiên nhân viên sẽ theo gương bạn và làm điều tương tự mà thôi.
Theo Entrepreneur
14 lý do tại sao khách hàng không mua sản phẩm của bạn
19 Mar, 2022Inbound Sales là gì? Outbound Sales là gì? Khác nhau thế nào?
13 Mar, 202240 câu hỏi xác định nhu cầu khách hàng trong bán hàng
04 Mar, 20225 nguyên tắc xây dựng chiến dịch bán hàng giảm giá hiệu quả
03 Mar, 20229 bước xây dựng kế hoạch bán hàng cho sản phẩm chuyên nghiệp
20 Feb, 20223 hiệu ứng tâm lý khách hàng khi mua hàng bạn cần biết
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.