Cách thức quản trị rủi ro thông minh của Samsung

Quản Trị Rủi Ro

Năm 2007, Apple cho ra mắt Iphone đời đầu tiên làm chấn động thế giới. Thiết kế màn hình cảm ứng khác biệt đầu tiên trên thế giới thực sự đã đánh gục những tín đồ điện thoại. Iphone trở thành một xu hướng “được dự đoán” sẽ chiếm lĩnh thị trường điện thoại trong tương lai.

Ở một văn phòng nào đó có một phòng họp khá bình thường, trong đó 4,5 người ngồi họp với nhau. Không khí có vẻ căng thẳng và âm trầm. Một người nhìn như lãnh đạo cuộc họp đập bàn quát:
– Tôi không cần biết các anh làm như thế nào. Muốn làm gì thì làm. Thị trường điện thoại thông minh ít nhất cần có một miếng bánh dành cho SAMSUNG. Không làm được thì nộp đơn xin nghỉ việc hết đi, sẽ có người khác làm.

Đây là một trong những quyết định lịch sử của SAMSUNG, nó thay đổi cả thị trường điện thoại thông minh sau này! Các CEO, CTO, CMO tài năng của SAMSUNG đã giải quyết việc này như thế nào?

Hơn hai tháng sau, hơn 10 mẫu điện thoại đầu tiên đã được đặt lên bàn của vị đập bàn nọ, và các lãnh đạo của SAMSUNG lại đứng trước một trong những lựa chọn khó khăn: sản phẩm nào sẽ được lựa trọn chở thành sản phẩm chủ lực chính thức để cạnh tranh với Iphone.

Nói đi nói lại cả nửa ngày, tranh cãi nhau hết về chuyện thị trường, người dùng, xu hướng sắp tới lẫn đặc điểm, tính năng sản phẩm mà không ra được quyết định cuối cùng. Vị đập bàn hôm nọ một lần nữa lại đập bàn:
– Nói thừa cái gì, mục tiêu cuối cùng là sản phẩm có thể cạnh tranh được với Iphone, mà cái này chúng ta đâu có thể quyết định được. Đưa tất cả cả các sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn.

2 cái đập bàn và lịch sử điện thoại thông minh thế giới thay đổi: SAMSUNG chính thức trở thành đối thủ lớn nhất và trực tiếp của APPLE và thị trường điện thoại thông minh tràn ngập các dòng như Iphone, Samsung Galaxy A, Samsung J, Samsung Galaxy S, Samsung Galaxy Note, Samsung Galaxy E, Samsung Galaxy C,…

Qua bài học của SAMSUNG, chúng ta có thể rút ra 2 điều:

1. Một trong những rủi ro lớn nhất của doanh nghiệp là đánh giá sai tình hình thị trường, khiến đối thủ phát triển trước và chiếm lĩnh khách hàng. SAMSUNG đã cạnh tranh được với APPLE bằng sự nhanh nhạy, sắc bén cũng như đánh giá đúng tình hình, xu hướng thị trường và quyết đoán trong việc lựa chọn.

2. Rủi ro thứ 2 mà SAMSUNG gặp phải là đội ngũ kỹ sư của họ quá thông minh, một lúc có thể trình làng hàng chục, thậm chí hàng trăm mẫu điện thoại, họ không biết sản phẩm nào có thể cạnh tranh trực tiếp với IPHONE của APPLE. Những người lãnh đạo của SAMSUNG đã cực kì khôn ngoan khi không chọn 1 sản phẩm nào để cạnh tranh trực tiếp với APPLE mà dùng tất cả sản phẩm của mình để cạnh tranh. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của quản trị rủi ro: Không để tất cả các trứng vào cùng một rỏ.

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là một nghệ thuật và chiếm vai trò cực kì quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

– Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể quản trị được các rủi ro thị trường của mình: xu hướng thị trường như thế nào, khách hàng có nhu cầu như thế nào, làm sao để xác định, chiếm và giữ được thị phần của mình?
– Các nguyên tắc quản trị rủi ro được áp dụng như thế nào trong quản trị doanh nghiệp: các chuyên gia đầu ngành nói gì, các chiến lược được các doanh nghiệp đang sử dụng là gì?

Hãy cùng chúng tôi trả lời các câu hỏi trên trong Modul Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp có trong bộ tài liệu hệ thống quản trị doanh nghiệp toàn diện – SMART CEO 4.0

Chi tiết TẠI ĐÂY.

>