Quy trình phát triển sản phẩm mới thành công

Quy trình phát triển sản phẩm mới thành công

Để duy trì thành công khi đối mặt với các sản phẩm đã trưởng thành, các công ty cần có một dòng liên tục các ý tưởng mới được phát triển thành công thành các sản phẩm mới. Cách để có được sản phẩm mới thành công là cần có một quy trình phát triển sản phẩm mới bài bản, chuyên nghiệp.

Trong số hàng nghìn sản phẩm mới được phát triển, chỉ một số ít cuối cùng được đưa ra thị trường. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu người tiêu dùng, thị trường và đối thủ cạnh tranh để phát triển các sản phẩm mới mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng.

Nói cách khác, không có cách nào xoay quanh một quá trình phát triển sản phẩm mới có hệ thống, hướng vào khách hàng để tìm kiếm và phát triển sản phẩm mới. Chúng ta sẽ đi vào tám bước chính trong quy trình phát triển sản phẩm mới.

Trước khi bắt đầu thực hiện quy trình phát triển sản phẩm mới, hãy dành vài giây để tìm hiểu thực tế phát triển sản phẩm mới (NPD – New Product Development) là gì.

Phát triển sản phẩm mới là gì?

Quy trình phát triển sản phẩm mới thành công

Phát triển sản phẩm mới đề cập đến quá trình hoàn chỉnh để đưa một sản phẩm mới ra thị trường. Đây có thể là một sản phẩm hoàn toàn mới, nhưng cũng có thể có nghĩa là đổi mới một sản phẩm hiện có.

Trong một số trường hợp, chúng tôi cũng có thể đề cập đến việc giới thiệu một sản phẩm hiện có ở một thị trường mới, điều này thường ngụ ý áp dụng ít nhất một vài bước của quy trình phát triển sản phẩm mới.

Như bạn có thể tưởng tượng, quy trình phát triển sản phẩm mới trông hơi khác khi nhìn nó từ góc độ kỹ thuật. Ở đây, các khía cạnh kỹ thuật được nhấn mạnh hơn, trong khi các hàm ý kinh doanh nằm ở phía sau. Điều này có nghĩa là việc phát triển sản phẩm mới tập trung nhiều hơn vào thiết kế kỹ thuật, tích hợp các tính năng, tạo mẫu, v.v.

Hãy nhớ rằng trong một quy trình phát triển sản phẩm mới hợp lý, cả hai quan điểm (tức là tiếp thị và kỹ thuật) được kết hợp để phát triển một sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng (tiêu điểm của quan điểm tiếp thị) theo cách vượt trội về mặt kỹ thuật (tiêu điểm của quan điểm kỹ thuật).

8 bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới thành công

Quy trình phát triển sản phẩm mới thành công

Một quy trình phát triển sản phẩm mới bao gồm 8 bước cơ bản sau: thu thập ý tưởng, lựa chọn ý tưởng, đánh giá và phát triển ý tưởng, xây dựng chiến lược tiếp thị, phân tích kinh doanh, hoàn thiện sản phẩm, kiểm nghiệm thị trường và thương mại hoá sản phẩm.

Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chi tiết từng bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới.

Bước 1: Thu thập ý tưởng

Quy trình phát triển sản phẩm mới thành công

Doanh nghiệp có càng nhiều ý tưởng thì khả năng chọn được ý tưởng tốt càng cao. Các ý tưởng có thể xuất phát từ trong nội bộ doanh nghiệp, từ các nhân viên, các nhà quản lý. Nhưng đôi khi các ý tưởng này cũng có thể đến từ các nguồn bên ngoài như, từ việc nhượng quyền kinh doanh, từ việc mua lại tổ chức tạo ra sản phẩm mới, từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh hoặc từ các trường, viện nghiên cứu.

Các doanh nghiệp nhỏ nên chủ động khai thác các ý tưởng từ nội bộ do nguồn này dễ tác động, ít tốn kém về tiền và thời gian để khai thác. Vả lại các ý tưởng thường khả thi, sát với thực tế hơn bởi vì các ý tưởng từ nội bộ thường nảy sinh do va chạm với thực tế, tiếp xúc với khách hàng và quan sát đối thủ cạnh tranh.

Bước 2: Sàng lọc ý tưởng

Không phải mọi ý tưởng đều có thể thực hiện được, nên doanh nghiệp cần có công đoạn sàng lọc ý tưởng khả thi. Về cơ bản, các ý tưởng được chọn nên phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, những ý tưởng táo bạo sẽ cần nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và triển khai.

Ý tưởng tốt sẽ hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp như nhắm tới nguồn khách hàng mục tiêu hoặc thoả mãn nhu cầu mới đủ lớn, khai thác hiệu quả hơn kênh phân phối, cắt giảm chi phí không cần thiết, hoặc tận dụng được các nguồn lực sẵn có mà không mất tiền.

Bước 3: Phản biện và phát triển ý tưởng

 

Sau khi chọn lọc được những ý tưởng tinh túy nhất, doanh nghiệp có thể tổ chức một ban phản biện các ý tưởng này, bạn này nên có nhiều thành viên để có được nhiều cách đánh giá và phản biện. Đối với doanh nghiệp “siêu” nhỏ, thường thì chủ doanh nghiệp sẽ đóng vai trò phản biện cho tất cả các ý tưởng. Chủ doanh nghiệp nên đóng nhiều vai để tư duy và phân tích ý tưởng dưới nhiều góc cạnh, như khía cạnh tiếp thị, nhân lực, nguồn vốn, thời gian, phản ứng của đối tượng liên quan.

Thông qua quá trình phân tích và đánh giá, ý tưởng sẽ được mổ xẻ dưới nhiều góc cạnh, quan trọng hơn là làm cho ý tưởng đó được rõ ràng, cụ thể hơn và hạn chế được những thử nghiệm không cần thiết hoặc tránh bớt những sai phạm không đáng có.

Như vậy, sau bước này ý tưởng về sản phẩm mới sẽ đầy đủ về các yếu tố như tính năng chính của nó, cách thức thiết kế, các giá trị gia tăng và quan trọng hơn hết là xác định được vai trò, ý nghĩa và mục đích muốn nhắm tới khi phát triển sản phẩm này.

Bước 4: Chiến lược tiếp thị

Để tăng khả năng thành công của sản phẩm mới trên thị trường, doanh nghiệp cần cân nhắc đến việc thương mại hoá nó sẽ như thế nào thông qua việc phác thảo bản kế hoạch tiếp thị ngắn gọn. Trong đó có phân tích các yếu tố tác động chính từ môi trường kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp về các mặt như nhân sự, tài chính và trang thiết bị. Đồng thời bản kế hoạch sơ thảo này cần dự báo được doanh thu, lợi nhuận, thị phần trong ngắn hạn và dài hạn.

Xây dựng kế hoạch tiếp thị sơ lược nhằm hai lý do.

  • Một là tránh phát triển những sản phẩm mới ít có thị trường tiềm năng, hạn chế việc tổn thất về thời gian, sức lực.
  • Hai là định hướng được mẫu mã, kiểu dáng, tính năng, hoặc đặc tính cần thiết của sản phẩm để việc phát triển nó có định hướng rõ ràng sát với đòi hỏi của khách hàng hơn.

Bước 5: Phân tích kinh doanh

Phân tích kinh doanh đánh giá kỹ hơn về mục tiêu lợi nhuận, các lợi ích của sản phẩm đem lại. Bên cạnh đó, nó đánh giá chi tiết hơn các mục tiêu của sản phẩm, những dự báo cho thị trường và tác động của sản phẩm mới này với các sản phẩm hiện có. Điều đó có nghĩa là, đánh giả sản phẩm mới này có gây ảnh hưởng xấu đến các sản phẩm hiện có hay không?

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào cũng có thể đánh giá chính xác được khả năng thị trường sản phẩm, với các doanh nghiệp nhỏ thường thì vừa làm vừa điều chỉnh, thử nghiệm, mắc lỗi sai để rút ra kinh nghiệm.

Cho nên, với doanh nghiệp nhỏ, vai trò lãnh đạo, khả năng cảm nhận và quyết tâm triển khai đôi khi quan trọng hơn là những phân tích trên giấy.

Bước 6: Phát triển sản phẩm

Bước này liên quan đến phát triển mặt vật lý, kỹ thuật, hoặc thành phẩm cụ thể. Doanh nghiệp cần làm mẫu và đầu tư chế tạo thử nghiệm. Để giảm thời gian phát triển sản phẩm, và chi phí nghiên cứu, các cán bộ nghiên cứu nên chú trọng việc tìm kiếm thông tin, thu thập các nghiên cứu có sẵn hoặc liên quan để tránh mất thời gian làm lại những gì đã có.

Bước 7: Kiểm nghiệm thị trường

Để cẩn thận hơn, doanh nghiệp có thể thực hiện việc kiểm nghiệm thị trường bằng cách cho triển khai ở những vùng thị trường nhỏ. Công việc này nhằm mục đích chính là đánh giá các yếu tố liên quan đến chức năng tiếp thị như giá cả, kênh phân phối, thị trường, thông điệp quảng cáo hoặc định vị sản phẩm.

Bước 8: Thương mại hoá sản phẩm

Thương mại hoá sản phẩm là việc tung sản phẩm thực sự vào thị trường. Doanh nghiệp sẽ phải xác định thị trường triển khai, cách thức triển khai, các bộ phận tác nghiệp liên quan như bán hàng, quảng cáo, kế toán, chăm sóc khách hàng, hoặc giao nhận.

Tạm kết

Tóm lại, phát triển sản phẩm mới không phải là một công việc độc lập, nó liên quan tới chiến lược, chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn lực của doanh nghiệp. Phát triển sản phẩm mới cần gắn liền, hỗ trợ tính thống nhất với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Cần xem xét và đánh giá nhiều mặt của ý tưởng và sản phẩm, trong đó luôn tôn trọng và nhắm tới nhu cầu của thị trường. Bởi vì việc sáng tạo và đổi mới thiếu phương pháp, không có mục đích chính xác sẽ chỉ gây ra tổn thất tài chính không đáng có.

Để thành công trong việc phát triển sản phẩm mới, việc quan trọng cần phải làm là kích thích sự sáng tạo và năng lực đổi mới cho nguồn nhân lực để nâng cao sự nhạy bén, khả năng nắm bắt cơ hội cho doanh nghiệp. Bởi vì yếu tố then chốt để thành công trong việc tạo ra sản phẩm mới là con người, đặc biệt là vai trò định hướng và thúc đẩy của lãnh đạo.

>