Quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp bạn cần biết

Quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp

Bạn đang tìm hiểu về quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp? Tham khảo ngay bài viết chia sẻ về các bước trong quy trình quản lý rủi ro để có thể vận dụng vào thực tế toanh nghiệp của bạn.

Quy trình quản lý rủi ro là gì?

Quy trình trình quản lý rủi ro là một khuôn khổ cho các hành động cần được thực hiện để quản lý rủi ro tại doanh nghiệp. Có 6 bước cơ bản được thực hiện để quản lý rủi ro; các bước này được gọi là quy trình quản lý rủi ro.

Nó bắt đầu với việc xác định rủi ro, tiếp tục phân tích rủi ro, sau đó rủi ro được ưu tiên, một giải pháp được thực hiện và cuối cùng, rủi ro được giám sát.

Mục đích của quản lý rủi ro là xác định các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra để các hoạt động xử lý rủi ro có thể được lên kế hoạch và triển khai khi cần thiết trong suốt vòng đời của sản phẩm hoặc dự án nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến việc đạt được các mục tiêu.

Các loại rủi ro chính

  • Rủi ro có hệ thống – Tác động tổng thể của thị trường.
  • Rủi ro không hệ thống – Sự không chắc chắn đối với tài sản cụ thể hoặc công ty cụ thể.
  • Rủi ro Chính trị / Quy định – Tác động của các quyết định chính trị và những thay đổi trong quy định.
  • Rủi ro tài chính – Cấu trúc vốn của một công ty (mức độ đòn bẩy tài chính hoặc gánh nặng nợ)

Chúng ta đi vào tìm hiểu chi tiết các bước trong quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp.

Quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp

Quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp

Thông thường, quy trình quản lý rủi ro thường gồm 5 bước dưới đây.

Bước 1: Xác định phạm vi, nhận diện và phân tích rủi ro

Ở bước này, doanh nghiệp cần xây dựng được bối cảnh và môi trường kinh doanh trong việc thực hiện mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp để từ đó xác định được giới hạn xử lý rủi ro, mức độ quản lý rủi ro; đồng thời gắn kết các hoạt động với các bước công việc chính trong quản lý rủi ro.

Doanh nghiệp phát hiện được các sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược, hoạt động sản xuất, kinh doanh …;

Sau khi có danh sách các sự kiện thì phân chia thành rủi ro cấp doanh nghiệp, rủi ro cấp đơn vị và phân nhóm chúng để quản lý.

Bước 2: Đánh giá rủi ro

Ở bước này, doanh nghiệp cần đánh giá các rủi ro có khả năng xảy ra hay không và ảnh hưởng của các rủi ro đến tình hình kinh doanh, sản xuất; đồng thời xem xét các biện pháp kiểm soát rủi ro.

Dựa vào bảng phân cấp, phân nhóm rủi ro ở bước 2; doanh nghiệp sẽ xác định được mức độ ưu tiên quản lý dựa trên bộ tiêu chí đo lường được lượng hóa gắn với giá trị cụ thể cho khả năng xảy ra của rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro; từ đó xác định mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp cho từng loại rủi ro.

Bước 3: Ứng phó rủi ro

Quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp

Đây là bước doanh nghiệp xây dựng các giải pháp, hành động cụ thể để giảm thiểu rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được. Và các phương án ứng phó rủi ro này phải tương ứng với mức độ rủi ro, chi phí của từng phương án ứng phó đã được lập ở bước 1.

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều phương án ứng phó rủi ro để đạt kết quả cao nhât mà vẫn đảm bảo chi phí ứng phó ở mức cho phép.

Các phương án lựa chọn để xử lý rủi ro

Tránh rủi ro

  • Không thực hiện các hành vi có thể gây ra rủi ro
  • Có thể áp dụng các biện pháp để xử lý tất cả các rủi ro nhưng lại đánh mất các lợi ích lớn
  • Không tham gia vào việc kinh doanh để tránh rủi ro cũng có nghĩa là đánh mất khả năng tìm kiếm lợi nhuận

Giảm thiểu rủi ro

  • Làm giảm các tác hại từ các sự cố có thể xảy ra rủi ro
  • Áp dụng trong trường hợp đó là các rủi ro không thể tránh
  • Có thể thuê bên ngoài như: thuê tư vấn pháp lý và tư vấn tài chính

Kiềm chế rủi ro

  • Chấp nhận và duy trì mức độ thiệt hại khi xảy ra sự cố học kế toán qua video
  • Là một chiến lược thích hợp cho những rủi ro nhỏ nhưng lợi ích lớn

Chuyển giao rủi ro

  • Đưa rủi ro sang cho người khác
  • Mua bảo hiểm khóa học xuất nhập khẩu online
  • Sử dụng các công cụ bảo đảm trong ký kết hợp đồng
  • Chuyển rủi ro từ nhóm sang các thành viên trong nhóm

Bước 4: Kiểm soát rủi ro

Ở bước này, doanh nghiệp sẽ thực hiện các quy trình, biện pháp để kiểm soát và ứng phó với rủi ro gồm có:

  • Kiểm soát phòng ngừa: các biện pháp xử lý để ngăn chặn các lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch không mong muốn xảy ra;
  • Kiểm soát phát hiện: giám sát hoạt động/quy trình để xác định các biện pháp kiểm soát phòng ngừa còn thiếu sót và lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch, từ đó có các biện pháp ứng phó phù hợp;
  • Kiểm soát khắc phục: các biện pháp xử lý để khôi phục về trạng thái ban đầu hoặc giảm hậu quả, thiệt hại của các lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch đã xảy ra.

Bước 5: Giám sát và báo cáo

Ở bước này, doanh nghiệp sẽ giám sát và báo cáo hoạt động quản lý rủi ro và những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết chia sẻ về các bước trong quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp. Hy vọng đã mang đến bạn thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công.

>