Bạn hợp tác với rất nhiều nhà cung cấp? Bạn quan tâm đến làm sao để quản trị quan hệ với nhà cung cấp được hiệu quả nhất.
Quản lý nhà cung cấp là một phần công việc và bạn không có đủ thời gian để quản lý mối quan hệ với tất cả họ? Làm thế nào bạn xác định nhà cung cấp ưu tiên (bạn cần dành nhiều thời gian hơn) để có được kết quả tốt nhất?
Bài viết này chia sẻ đến bạn về Quy trình quản trị quan hệ với nhà cung cấp để ứng dụng trong công việc quản trị.
Tất cả các nhà cung cấp đều không quan trọng bằng công ty của bạn.
Để hiểu được tầm quan trọng của từng nhà cung cấp, hãy phân loại họ thông qua quá trình được gọi là phân khúc nhà cung cấp.
Sau đó, bạn sẽ có thể quyết định nên sử dụng mối quan hệ nào đối với mỗi nhóm, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của họ đối với công ty.
Sử dụng ma trận dưới đây để phân loại nhà cung cấp:
Trên ma trận này, trục “Mức độ Phụ thuộc” thể hiện sự phụ thuộc của công ty đối với nhà cung cấp:
Hãy xem xét kỹ hơn tại mỗi phân đoạn trong ma trận:
Là các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ “có sẵn” đơn thuần.
Đây là những mặt hàng có chi phí thấp, mặc dù, công ty có thể chi khá nhiều tiền cho nhà cung cấp. Nhưng có nhiều nhà cung cấp khác sẵn sàng thay thế. Do đó, bạn có thể lựa chọn nhà cung cấp dựa trên giá cả.
Ví dụ: Một nhà cung cấp cung cấp văn phòng phẩm.
Đây cũng là những sản phẩm và dịch vụ “có sẵn”, nhưng nó quan trọng hơn đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
Có thể công ty của bạn sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm / dịch vụ của nhà cung cấp này.
Ví dụ: Nhà cung cấp dịch vụ tư vấn thuế.
Các nhà cung cấp này bán các sản phẩm / dịch vụ tầm trung, tới dài hạn, cho công ty.
Đồng thời, chi phí khi thay đổi nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác là khá cao.
Ví dụ: Nhà cung ứng dịch vụ công nghệ, họ cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Thỏa thuận với nhà cung cấp đòi hỏi phải quản lý một bộ các tiêu chuẩn dịch vụ khác nhau.
Đây là những mối quan hệ nhà cung cấp chiến lược.
Trong đó, tất cả nhà cung cấp, công ty của bạn và khách hàng cùng thu được lợi ích.
Đây có thể là những lợi ích trung, dài hạn và cả hai bên cùng chia sẻ rủi ro.
Đây không phải là sản phẩm / dịch vụ “có sẵn”. Do đó, thỏa thuận mức dịch vụ chuẩn không phải là nhân tố chính trong việc đánh giá hiệu quả của nhà cung cấp.
Ví dụ: Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào chính cho sản xuất.
Ghi chú:
Còn một số mô hình phân khúc nhà cung ứng khác, nhưng đây là một trong những mô hình phổ biến nhất.
Đối với một số nhà cung cấp, bạn cần quản lý mối quan hệ ở nhiều cấp.
Ví dụ:
Đây là một số ví dụ về vai trò của bạn khi quản lý từng loại nhà cung cấp:
quản trị quan hệ với nhà cung cấp
Đối với mỗi nhà cung cấp mà bạn ưu tiên,
Điểm bắt đầu tốt nhất để quản lý mối quan hệ là đọc và hiểu hợp đồng với nhà cung cấp.
Hãy rà soát những những điểm thuận lợi, cũng như khó khăn, trong hợp đồng.
Những nhà cung cấp không có hợp đồng
Bạn có thể phải chịu trách nhiệm đối với một số nhà cung cấp không có hợp đồng.
Đây có thể là những nhà cung cấp hàng hoá bạn sử dụng không thường xuyên – ví dụ: đặt hàng từ internet. Trong trường hợp này, có thể nhà cung cấp sẽ có các điều khoản chung áp dụng cho tất cả khách hàng, do đó hãy cân nhắc xem xét những điều khoản này.
Nếu không có thỏa thuận bằng văn bản, hãy tìm hiểu cam kết bằng lời nói trước đây. Sau đó, thảo luận với bộ phận mua sắm khi cần văn bản hóa điều khoản nào đó chính thức hơn.
Checklist hợp đồng cung cấp
Ghi chú về những điều được nêu trong mỗi hợp đồng.
Có nhiều cách khác nhau để tính phí đối với hàng hoá và dịch vụ. Đây là những mô hình được sử dụng thường xuyên nhất:
1. Giá cố định: Hàng hóa và dịch vụ được cung cấp với một khoản phí cố định, không phụ thuộc vào chi phí của nhà cung cấp.
2. Thời gian và vật liệu: Nhà cung cấp tính theo giờ hoặc ngày đã thỏa thuận, đã bao gồm lợi nhuận. Vật liệu được tính chi phí cho khách hàng.
3. Chi phí hoàn trả: Hàng hoá và dịch vụ được cung cấp theo giá cộng với một khoản tiền bổ sung cho lợi nhuận của nhà cung cấp. Lợi nhuận có thể được tính theo nhiều cách:
* Chi phí cộng với phí cố định: Nhà cung ứng được hoàn trả với những chi phí cho phép, cộng thêm khoản thanh toán cố định bổ sung để tạo ra lợi nhuận.
* Chi phí cộng với phần trăm lợi nhuận: Nhà cung ứng được hoàn trả với những chi phí cho phép, cộng thêm phần trăm bổ sung cho lợi nhuận.
* Chi phí cộng với khoản phí ưu đãi: Nhà cung ứng được hoàn trả với chi phí cho phép, cộng với khoản tiền thưởng hoặc ưu đãi nếu đáp ứng những điều kiện nhất định. Ví dụ:
Có 3 kỹ năng cơ bản được sử dụng trong việc quản lý nhà cung cấp hiệu quả:
Bao gồm cả giao tiếp chính thức và không chính thức.
Có một bộ báo cáo chính thức và cuộc họp thường kỳ giúp đảm bảo giao tiếp tốt. Điều này cho phép bạn đo lường và thảo luận về các nhà cung ứng một cách khách quan.
Tuy nhiên,
Đối với tất cả các nhà cung cấp nhóm “hàng hoá”, điều này có thể không đủ. Cả bạn – với tư cách là khách hàng – và nhà cung cấp, cần tăng lòng tin và hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của nhau để có thể sớm giải quyết vấn đề.
Các vấn đề mà bạn bỏ qua có thể gây ra tranh chấp cơ bản, dẫn đến việc hợp đồng không được gia hạn hoặc chấm dứt sớm.
Dưới đây là một vài lời khuyên về giao tiếp:
Khi mọi việc không diễn ra tốt đẹp, các cuộc họp chính thức có thể dẫn đến việc đổ lỗi. Để tránh điều này, hãy cùng thảo luận về rủi ro và cách giảm thiểu rủi ro (trước khi nó xảy ra).
Hiểu được mối quan tâm và quan điểm của nhau. Hãy win-win.
Đôi khi rất khó đưa ra phản hồi, đặc biệt là phản hồi tiêu cực, cho người khác. Điều này thậm chí còn khó khăn hơn khi liên quan đến nhà cung cấp. Nhưng việc này rất quan trọng! Tổng hợp các vấn đề thực tế và chuẩn bị tốt (sử dụng kịch bản phân vai với đồng nghiệp có thể giúp bạn tự tin rằng mình đã nghĩ đến tất cả mọi thứ).
Mỗi tổ chức có nền văn hoá khác nhau. Nếu nhà cung ứng của bạn ở vùng địa lý khác, văn hoá khu vực có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của họ. Hãy dành thời gian tìm hiểu cách thức hoạt động của nhà cung cấp.
Luôn cập nhật thông tin về các nhà cung cấp trong thị trường và nhóm ngành của bạn. Nếu muốn nhà cung cấp tìm ra cách sáng tạo hợp lý hơn để đáp ứng nhu cầu, cần hiểu những nhà cung cấp khác đang làm gì sẽ giúp ích cho bạn.
Đội nhóm mua sắm thường chịu trách nhiệm thương lượng các điều khoản của hợp đồng. Nhưng với tư cách là khách hàng trong tổ chức, bạn phải làm rõ nhu cầu của mình.
Vì vậy, hãy học hỏi tư duy thương mại cần thiết và cách viết hợp đồng. Điều này giúp bạn đưa ra các yêu cầu để nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp.
quản trị quan hệ với nhà cung cấp
Trên đây là bài viết chia sẻ về Quy trình quản trị quan hệ với nhà cung cấp.
Cách bạn quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp sẽ tùy thuộc vào:
Nếu nhà cung cấp bán các sản phẩm “có sẵn” trên thị trường, bạn không cần tốn nhiều thời gian để quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp này.
Tuy nhiên, khi một nhà cung cấp có tầm quan trọng chiến lược, chia sẻ rủi ro và lợi ích, bạn cần đầu tư thời gian và năng lượng nhiều hơn để quản lý mối quan hệ.
Chiến lược phân phối của Apple đưa họ lên đỉnh số 1 thế giới ra sao?
28 Dec, 20213 bí mật về chiến lược phân phối của Coca Cola
03 Dec, 2021Nguyên nhân và giải pháp chống thất thoát hàng hóa trong doanh nghiệp
19 Jul, 2021Top 10 checklist đánh giá nhà cung cấp hiệu quả và có mẫu tham khảo
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.