Quy trình xây dựng chiến lược marketing gồm các bước nào? Vậy liệu bạn có hiểu đúng về khái niệm chiến lược marketing là gì và làm thế nào để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết chia sẻ này.
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, khi muốn tiếp cận với khách hàng, buộc phải thông qua hoạt động Marketing.
Trước hết chúng ta cần làm rõ một số khái niệm nền tảng.
Chiến lược marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn.
Chiến lược marketing về mặt cơ bản giải quyết những vấn đề sau:
Việc xây dựng một chiến lược Marketing cực kì quan trọng và cần thiết. Không chỉ giúp khách hàng nhận diện thương hiệu tốt, gia tăng giá trị mà còn tăng mức độ trung thành của khách hàng và dễ dàng tiếp cận với khách hàng mới.
Theo một nghiên cứu của Smart Insights, 46% thương hiệu chưa định hình rõ ràng những chiến lược marketing mà họ sẽ theo đuổi là gì, và 16% số doanh nghiệp thậm chí còn chưa triển khai bất kỳ hoạt động marketing nào. Điều này cho thấy nhiều công ty vẫn còn xem nhẹ và chưa thực sự chú trọng đầu tư vào các hoạt động tiếp thị. Nó không chỉ khiến khách hàng của bạn đi xa bạn mà còn tốn kém thời gian và các khoản đầu tư vô ích.
Vậy thì trong bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn định hình một chiến lược marketing chuẩn hóa quy trình 6 bước hiệu quả sau:
3C – Mô hình kinh điển mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần nghiên cứu để xây dựng một chiến lược Marketing thành công. Mô hình chỉ ra nên tập trung vào 3 yếu tố:
Tam giác chiến lược này giúp cho doanh nghiệp có thể tạo lập, duy trì một lợi thế cạnh tranh bền vững.
Chữ C đầu tiên – Customer: Tập trung vào khách hàng
Khi doanh nghiệp gia nhập vào thị trường mới, yếu tố đầu tiên cần xác định đó là khách hàng. Hãy hình dung trong sơ lược:
Chữ C thứ hai – Competitor: Đối thủ cạnh tranh
Ngay sau khi tìm hiểu tập khách hàng thì doanh nghiệp cần nhanh chóng phân tích các đối thủ cạnh tranh của mình, bao gồm các doanh nghiệp có đối tượng, mục tiêu, sản phẩm dịch vụ tương tự hoặc có khả năng thay thế của doanh nghiệp.
Khi phân tích về đối thủ, doanh nghiệp cần lưu ý đến các điểm sau:
Kết quả từ hoạt động phân tích này giúp doanh nghiệp vận dụng tối đa những lợi thế của mình để cạnh tranh với đối thủ, tránh được lỗi đem “trứng chọi lấy đá”.
Chữ C thứ ba – Company: Công ty
Hiển nhiên doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải hiểu chính bản thân mình sở hữu những điểm mạnh và điểm yếu gì. Kết hợp chặt chẽ với 2 chữ C ở trên để thế mạnh phát huy đúng chỗ, đúng thời điểm.
Cụ thể thế mạnh của doanh nghiệp cần thể hiện giá trị gì? Đem lại lợi ích như thế nào đối với khách hàng? Có những điểm khác biệt nào đủ sức cạnh tranh với đối thủ để trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng?
Điểm bán hàng độc nhất hay USP (viết tắt của cụm từ Unique Selling Point) là yếu tố để phân biệt lợi thế cạnh tranh của bạn và đối thủ. USP nên cố gắng truyền tải lợi ích độc đáo tới tệp khách hàng tiềm năng và là một yếu tố quan trọng trong xây dựng chiến lược Marketing, định hình thương hiệu công ty, mở rộng chiến dịch quảng cáo và ghi dấu ấn “đậm đà” trong lòng khách hàng.
Bài viết này sẽ chỉ ra 3 cách để tạo USP của riêng doanh nghiệp bạn
Như vậy, doanh nghiệp càng hiểu về sản phẩm cũng như đối thủ sẽ dễ dàng tìm ra được lợi thế cạnh tranh độc đáo của mình. USP thường được phân nhóm như sau: giá, chất lượng, dịch vụ, tốc độ, lựa chọn, tiện lợi, đảm bảo, tùy chỉnh, độc đáo và chuyên môn hóa. Chọn một trong đó sẽ là cốt lõi của lời hứa của bạn và làm việc từ đó.
Phân khúc thị trường là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong Marketing, hiểu đơn giản là: Chia thị trường ra thành nhiều khúc và chọn khúc mà doanh nghiệp có khả năng khai thác và phục vụ tốt nhất.
Có 3 lý do tại sao doanh nghiệp phải tìm ra “miếng bánh” thị trường của riêng mình.
Sau khi hoàn thành quá trình xác định phân khúc, doanh nghiệp đã có thể hình dung rõ nét thị trường “nằm vùng” hoạt động của mình. Người làm chiến lược marketing thực sự hiệu quả thì đừng chỉ biết lao đầu vào làm mà chưa nhận thức được thị phần của mình quá bé, hay không đủ tệp khách hàng tiềm năng mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp.
Sẽ là quá muộn, tốn kém về thời gian và tiền bạc, thậm chí quan ngại về hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp nếu xác định phân khúc thị trường sai.
Khách hàng mục tiêu là tập khách hàng trong phân khúc thị trường mà doanh nghiệp đang định hình tới. Đây là nhóm có nhu cầu về sản phẩm – dịch vụ và có khả năng chi trả cho nhu cầu ấy.
Nhắm khách hàng mục tiêu gồm 2 nhóm: khách hàng tiềm năng và khách hàng thực sự. Việc xác định nhóm đối tượng này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động Marketing, khoanh vùng nhóm đối tượng phù hợp và tập trung mang lại hiệu quả cho toàn bộ chiến dịch quảng cáo. Đồng thời, các chiến lược Marketing tốt và nội dung thông điệp phù hợp sẽ khiến nhóm này “vào giỏ” trong thời gian ngắn nhất.
Các công việc trong việc nhắm khách hàng mục tiêu trong chiến lược Marketing
Hành trình mua hàng là điều cần được vẽ ra nếu muốn đưa khách hàng từ một người chưa biết gì về sản phẩm/ dịch vụ đến người sẵn sàng giới thiệu ta với người khác.
Việc không phân tách quá trình này thành các bước rõ ràng, sẽ dễ đưa đến việc ta cung cấp những nội dung hay hỗ trợ hoặc sử dụng công cụ không đúng thời điểm, làm giảm hiệu quả tổng thể.
Chẳng hạn, ở giai đoạn một khách hàng đang sẵn sàng ra quyết định mua hàng, thì ta lại cung cấp những nội dung nhai đi nhai lại về việc sản phẩm, dịch vụ của mình là gì hay phù hợp với họ ra sao. Tuỳ theo từng doanh nghiệp mà sẽ có các bước trong hành trình khách hàng khác nhau, nhưng cơ bản sẽ có các bước sau:
Nghiên cứu sự thật ngầm hiểu (customer insight)
Customer insight giống như phát hiện được một thỏi vàng trong cánh đồng mênh mông vậy, hiếm nhưng giá trị thì rất lớn. Đây cũng là điểm giá trị nhất trong việc xây dựng chiến lược Marketing của doanh nghiệp, nơi bùng nổ các ý tưởng lớn và chiến dịch quảng bá rộng nhằm tạo ra sẽ đột phát thương hiệu.
Để tìm ra insight khách hàng, Marketer buộc phải thường xuyên “giao tiếp” với khách hàng và phân tích data vận dụng một chút kiến thức tâm lý để “đào sâu” những ngóc ngách trong tim khách hàng.
Bước tiếp theo trong hành trình tạo lập chiến lược marketing là xây dựng trải nghiệm khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng chính là toàn bộ trải nghiệm trong quá trình mua hàng, sử dụng, và quá trình khắc phục sự cố của sản phẩm hay dịch vụ đó.
Mục tiêu của doanh nghiệp là làm hài lòng khách hàng tiềm năng và khách hàng trung thành – bất kể họ đang ở đâu trong hành trình mua hàng – bằng cách tạo ra các trải nghiệm hữu ích cho khách hàng càng nhiều càng tốt.
Thức tế sản phẩm của bạn quan trọng nhưng dịch vụ khách hàng lại là kênh đẩy doanh số, giữ chân khách hàng và tạo dựng, phát triển thương hiệu.
Thông điệp cần nhớ dành cho doanh nghiệp để xây dựng lòng tin với khách hàng và mang lại trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng, đó là:
Bước cuối cùng trong chiến lược marketing hiệu quả chính là chiến thuật định vị thương hiệu để khẳng định niềm tin trong tư tưởng khách hàng. Bước này sẽ bao gồm các nỗ lực đem lại sản phẩm một hình ảnh riêng, khác biệt trên thị trường và dễ dàng đi vào tâm trí khách hàng hay là thứ liên tưởng trong đầu khách hàng mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình.
Để tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng và bùng nổ doanh số cho doanh nghiệp thì bạn cần xây dựng một chiến lược marketing từ tổng thể đến chi tiết. Thông qua nhóm 6 bước quan trọng để vẽ nên sơ đồ marketing hiệu quả:
Đồng thời, trong bối cảnh xu hướng cạnh tranh gia tăng và biến đổi liên tục, cá thể doanh nghiệp cần linh hoạt và thay đổi để phù hợp với thị trường và khách hàng của mình.
Trên đây là bài viết chia sẻ về quy trình xây dựng chiến lược marketing. Hy vọng đã mang đến bạn thông tin hữu ích để vận dụng trong thực tế.
14 lý do tại sao khách hàng không mua sản phẩm của bạn
04 May, 2022Bí quyết sử dụng tâm lý học trong kinh doanh của Walmart
04 May, 2022Cạnh tranh về giá: Làm sao để tránh đòn?
27 Mar, 20223 ý tưởng cải tiến sản phẩm hiệu quả
19 Mar, 202210 bước lập kế hoạch marketing online chuyên nghiệp
19 Mar, 2022CDP là gì? Cốt lõi về Customer Data Platform (CDP)
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.