Dịch vụ, dịch vụ và chất lượng dịch vụ! Chúng ta đang sống trong nền kinh tế dịch vụ. Cạnh tranh là rất lớn!
Nếu bạn muốn nâng cao chất lượng dịch vụ, thì SLA chính là một công cụ tuyệt vời!
SLA (service level agreement) là một thỏa thuận về cấp độ dịch vụ, giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng bên ngoài (hoặc khách hàng nội bộ).
Thỏa thuận cấp độ dịch vụ hay thỏa thuận chất lượng dịch vụ là bản hợp đồng (hoặc một phần của bản hợp đồng) được kí kết giữa nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ (gọi tắt là bên A) và người mua sản phẩm/sử dụng dịch vụ (gọi tắt là bên B). Trong đó bên A cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho bên B thông qua những thông số cụ thể.
Ngoài ra, trong SLA còn chỉ rõ trách nhiệm của các bên có liên quan, mức độ xử phạt và các điều khoản cần thiết khác. Bản SLA là văn bản có giá trị pháp lí, có thể được cả hai bên sử dụng khi có xảy ra khiếu nại hay khởi kiện.
Các cam kết SLA được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu chính đáng của khách hàng. Trong quan hệ giữa bên mua và bán thì bên mua mong muốn bên bán cam kết càng nhiều càng tốt, các điểm cụ thể trong cam kết có thể rất nhiều và tuỳ thuộc loại hàng hoá được trao đổi, tuy nhiên có thể phân làm hai loại:
– Chất lượng kĩ thuật của bản thân sản phẩm/dịch vụ
Chất lượng kĩ thuật được thể hiện qua khả năng đáp ứng của sản phẩm theo chức năng của nó (độ bền, đẹp, chính xác..).
– Chất lượng phục vụ
Chất lượng phục vụ ám chỉ đến các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh phục vụ (thời gian cung cấp, sự hỗ trợ sau bán hàng..).
SLA được xác lập căn cứ vào mức độ dịch vụ khách hàng yêu cầu để từ đó thống kê ra các số liệu cụ thể. Thông qua đó giữa hai bên sẽ có sự cam kết thực hiện theo đúng số liệu dịch vụ đặt ra bằng hình thức kiểm tra như đo lường và các biện pháp khắc phục nếu chất lượng dịch vụ không đúng tiêu chuẩn ban đầu.
SLA là mô hình vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, nếu muốn nhân viên ở các vị trí phát triển như nhân viên bán hàng, nhân viên marketing thì cần nên phát triển mô hình này. Đây cũng là cách bền vững nhất để đảm bảo sự uy tín, nghiêm túc và giữ chân khách hàng trong các doanh nghiệp.
SLA bao gồm hai thành phần chính:
1. Mức độ dịch vụ (tiêu chuẩn), và
2. Biện pháp khắc phục hoặc hình phạt (nếu dịch vụ đó không đạt tiêu chuẩn).
SLA có thể được thiết lập giữa công ty và khách hàng.
Hoặc giữa các phòng ban trong công ty với nhau (khi phòng này là khách hàng nội bộ của phòng khác).
Ví dụ:
• Công ty của bạn cam kết với khách hàng một SLA là: “Xử lý mọi khiếu nại trong vòng 3 giờ”.
• Phòng kế toán cam kết với Phòng mua sắm một SLA là: “Xử lý đề xuất chi trong vòng 24 giờ”.
Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi dịch vụ đều được thực hiện theo đúng cam kết?
Thật tuyệt!
Tuy nhiên, không phải tất cả SLA đều có giá trị.
Đặc biệt là các SLA nội bộ, nhiều công ty lập nên cho có hình thức, rồi cất vào tủ và để mốc meo trong đó. Bụi bặm và màng nhện…
Cam kết tạo ra sức mạnh!
Hãy hình dung:
Khi bạn đưa hợp đồng cho khách hàng (đính kèm là một bản SLA cam kết về mức độ dịch vụ – đầy sức nặng). Chắc chắn, khách hàng sẽ yên tâm hơn và đặt bút ký ngay.
Tôi từng chứng kiến các cuộc đàm phán chốt sale rất căng thẳng, khách hàng rất lưỡng lự (họ còn phải cân nhắc với đề xuất của đối thủ), cho đến khi họ nhìn thấy bản SLA của bạn, với những cam kết về mức độ dịch vụ vượt trội.
Khách hàng chốt!
Ngoài ra, khi công ty có cam kết SLA với khách hàng, thì cán bộ nhân viên sẽ nỗ lực để cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Tóm lại:
• SLA giúp doanh nghiệp nâng cao tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.
• Từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp tăng trưởng khách hàng và đạt được sự hài lòng của họ.
Còn SLA nội bộ thì sao?
Hãy phân tích trường hợp, tại một công ty công nghệ, xuất hiện một mâu thuẫn lớn:
Bộ phận bán hàng phàn nàn rằng: Bộ phận sản phẩm – tạo ra các tính năng – không đáp ứng được mong đợi của khách hàng; Thậm chí, thường bị trễ hẹn và vượt quá ngân sách.
Ngược lại,
Nhân viên sản phẩm khẳng định vấn đề là do:
Bộ phận bán hàng mô tả yêu cầu khách hàng không rõ ràng (mơ hồ), cũng như không thấy nói về thời hạn hoàn thành hoặc giới hạn chi phí.
Đây là vấn đề mâu thuẫn nội bộ phổ biến: Phòng A đổi lỗi cho Phòng B và ngược lại. Cuối cùng, không ai chịu trách nhiệm về mình.
Một bức tranh hoàn toàn khác:
• Bộ phận sản phẩm biết rằng: Bộ phận bán hàng chính là khách hàng nội bộ của mình.
• SLA chỉ cho họ biết khách hàng nội bộ cần gì?
• Từ đó, bộ phận sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu – mà bộ phận bán hàng cần.
Mục đích của “SLA nội bộ” là giúp cho các thành viên trong công ty hiểu rằng:
Tôi cung cấp dịch vụ cho các đồng nghiệp khác. Công việc của tôi là phục vụ họ!
SLA nội bộ giúp cải thiện 25% tinh thần hợp tác giữa các bộ phận. Bằng cách:
• Thiết lập tư duy phục vụ khách hàng nội bộ.
• Các phòng ban hiểu nhau hơn – thông qua các cuộc thỏa thuận SLA.
• Từ đó, tăng cường sự gắn kết và hợp tác.
Mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng SLA linh hoạt theo bối cảnh, tuy nhiên có 4 yếu tố chính như sau:
Ví dụ:
Ví dụ khác:
Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ (ví dụ dịch vụ công nghệ thông tin) đều có SLA tiêu chuẩn. SLA cũng phản ánh các cấp độ dịch vụ khác nhau với các mức giá khác nhau. Có thể hiểu “tiền nào – của đó”, các thoả thuận mức độ SLA càng cao, mức giá cũng cao tương ứng và ngược lại.
Khi gửi RFP (request for proposal), khách hàng nên đưa các mức dịch vụ dự kiến vào như một phần của yêu cầu; điều này sẽ ảnh hưởng đến dịch vụ và giá cả của nhà cung cấp và thậm chí có thể ảnh hưởng đến quyết định đáp ứng của nhà cung cấp.
Ví dụ: nếu bạn yêu cầu tính khả dụng 99,999 phần trăm cho một hệ thống và nhà cung cấp không thể đáp ứng yêu cầu này với thiết kế được chỉ định của bạn, thì nhà cung cấp có thể đề xuất một giải pháp khác.
SLA không chỉ nên bao gồm mô tả về các dịch vụ IT sẽ được cung cấp và các mức dịch vụ dự kiến, mà còn bao gồm các số liệu mà các dịch vụ được đo lường, nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi bên, các biện pháp khắc phục hoặc hình phạt nếu vi phạm, các quy trình để bổ sung v.v.
Các chỉ số phải được thiết kế sao cho các hành vi có ảnh hưởng xấu của một trong hai bên sẽ quy trách nhiệm ra sao. Ví dụ, nếu mức độ dịch vụ bị vi phạm do khách hàng không cung cấp thông tin kịp thời, nhà cung cấp sẽ không bị phạt.
SLA bao gồm các thành phần trong hai mảng: dịch vụ và quản lý:
– Những chi tiết cụ thể về dịch vụ mà nhà cung cấp mang đến cho khách hàng.
– Chỉ định mức tiêu chuẩn về thời gian áp dụng đối với từng cấp bậc của dịch vụ.
– Những điều kiện nhất định để các dịch vụ đảm bảo mang tính khả dụng và chất lượng tốt nhất.
– Cam kết SLA cần phải nêu được rõ ràng các trách nhiệm của những bên tham gia về thủ tục, chi phí.
– SLA cần nêu được các cách thức để đo lường về chất lượng của các dịch vụ.
– Những tiêu chuẩn liên quan đến dịch vụ cần được cam kết ngay từ ban đầu.
– Những quy định cụ thể về nội dung cùng các bước để giải quyết vấn đề khi phát sinh, giải quyết các tranh chấp và bồi thường thiệt hại.
– Cần đảm bảo các cam kết luôn phải được cập nhật khi khách hàng yêu cầu về nâng cấp các dịch vụ.
SLA nên bao gồm các thành phần trong hai lĩnh vực: dịch vụ và quản lý.
Các yếu tố dịch vụ: bao gồm chi tiết cụ thể của các dịch vụ được cung cấp (và những gì bị loại trừ, nếu có chỗ không rõ ràng, nghi ngờ), điều kiện cung cấp dịch vụ, các tiêu chuẩn như khoảng thời gian cho từng cấp độ dịch vụ (ví dụ: giờ hành chánh và ngoài giờ hành chánh có thể có các mức dịch vụ khác nhau), trách nhiệm của mỗi bên, thủ tục leo thang và sự cân bằng giữa chi phí/dịch vụ.
Các yếu tố quản lý: phải bao gồm các định nghĩa về tiêu chuẩn và phương pháp đo lường, quy trình báo cáo, nội dung và tần suất, quy trình giải quyết tranh chấp, điều khoản bồi thường bảo vệ khách hàng khỏi kiện tụng của bên thứ ba do vi phạm mức độ dịch vụ (tuy nhiên, điều này đã được đề cập trong hợp đồng), và cơ chế cập nhật thỏa thuận theo yêu cầu.
Một điều cần lưu ý là: các yêu cầu dịch vụ và khả năng của nhà cung cấp luôn thay đổi, vì vậy SLA luôn cần được cập nhật.
Thông thường các điều khoản sẽ được công ty gia cung cấp dịch vụ IT cung cấp.
Tuy nhiên, khách hàng và công ty cung cấp dịch vụ IT nên làm việc cùng nhau trong quá trình thương lượng hợp đồng SLA để loại bỏ mọi hiểu lầm về quy trình và phương pháp hỗ trợ cũng như phương pháp quản lý và báo cáo.
Các loại chỉ số SLA được yêu cầu sẽ phụ thuộc vào các dịch vụ được cung cấp. Nhiều mục có thể được giám sát như một phần của SLA, nhưng kế hoạch nên được giữ càng đơn giản càng tốt để tránh nhầm lẫn và chi phí quá cao cho cả hai bên. Khi chọn số liệu, hãy kiểm tra hoạt động của bạn và quyết định điều gì là quan trọng nhất.
Kế hoạch giám sát (và các biện pháp khắc phục liên quan) càng phức tạp thì càng ít có khả năng hiệu quả, vì không ai có thời gian để phân tích dữ liệu một cách chính xác.
Tùy thuộc vào dịch vụ, các loại chỉ số cần theo dõi có thể bao gồm:
Với các khái niệm về SLA kể trên, hẳn mọi người cũng thắc mắc tại sao SLA lại là xu thế tất yếu trong quản lý dịch vụ ngày nay. Sau đây, chúng ta hãy cùng liệt kê một số lợi điểm mà SLA mang lại:
1. Đặt các nguyên tắc rõ ràng và có thể đo lường được
SLA là chìa khóa để đảm bảo khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ cùng đặt ra các nguyên tắc rõ ràng và có thể đo lường được, giúp mọi tiêu chuẩn trở nên minh bạch trên “giấy trắng mực đen”.
2. Cung cấp quyền truy đòi cho các nghĩa vụ dịch vụ chưa được đáp ứng
Từ những văn bản cam kết về SLA, khách hàng có thể truy đòi các nghĩa vụ dịch vụ chưa được đáp ứng bởi nhà cung cấp cũng như các khoản phạt đã được đề cập trong hợp đồng nếu SLA bị vi phạm.
3. Mang lại sự yên tâm cho khách hàng
Như một hệ quả từ hai nguyên nhân trên, khách hàng sẽ luôn cảm thấy thoải mái và yên tâm khi biết những giá trị mình bỏ ra để sử dụng dịch vụ sẽ luôn được bảo vệ.
4. Tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ
Nếu không có áp lực đủ lớn thì kim cương không xuất hiện mà chỉ có than và các hình dạng khác của cacbon. SLA đem lại tính cạnh tranh công bằng giữa các nhà cung cấp dịch vụ khi đem so sánh các tiêu chuẩn mà dịch vụ của họ mang lại.
Ví dụ: Có hai công ty vận chuyển hàng hóa:
Công ty A với nhiều gói vận chuyển khác nhau:
Và công ty cam kết sẽ bồi thường 50% phí vận chuyển nếu giao hàng trễ trừ 1 đến 2 ngày và bồi thường 100% phí vân chuyển nếu giao hàng trễ từ 3 ngày trở lên (không vì các yếu tố khách quan như thiên tai, lũ lụt) và bồi thường 100% giá trị món hàng bị thất lạc hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Công ty B cũng có các gói vận chuyển tương tự nhưng không có cam kết hoàn tiền khi hàng giao trễ. (Chỉ bồi thường khi hàng hóa bị thất lạc hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển.)
So sánh về mức độ cung cấp dịch vụ giữa hai công ty trên thì hẳn là công ty B sẽ mất một lượng lớn khách hàng vào tay công ty A khi không đảm bảo được chất lượng dịch vụ.
5. SLA liên quan đến dự án
SLA đóng vai trò kiểm soát chất lượng và hiệu suất dịch vụ của dự án sau khi dự án đó hoàn tất và được đưa vào sử dụng. Trong điều kiện lý tưởng, một SLA hiệu quả phải phản ánh các chỉ số định hướng kinh doanh, bao gồm những thứ như xử lý giao dịch, mức độ hài lòng của khách hàng, …
Ví dụ: Một công ty thương mại điện tự triển khai dự án sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) thay thế cho những tổng đài viên ở bộ phận chăm sóc khách hàng. Sau khi dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng thực tế, quản lý của bộ phận chăm sóc khách hàng dựa vào các báo cáo SLA để so sánh mức độ hiệu quả của AI so với cam kết trong hợp đồng theo các tiêu chí như:
• Phần trăm cuộc gọi phản hồi khách hàng chậm (khách hàng đợi quá 1 phút vẫn chưa có AI tương tác)
• Phần trăm cuộc gọi giải quyết vấn đề của khách hàng chậm (cuộc gọi kéo dài quá 30 phút)
Nếu AI không đảm bảo được kết quả như cam kết trong hợp đồng của dự án, phía công ty có thể yêu cầu nhóm phát triển phần mềm củng cố lại hệ thống AI hiện tại. Nếu mọi cam kết trong hợp đồng được thỏa mãn, công ty có thể nghĩ đến những cải tiến hệ thống sao cho mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng hơn nữa.
Trước những thách thức kể trên, các doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình bên dưới để xây dựng mô hình quản lý SLA hiệu quả:
1. Đặt ra các tiêu chuẩn cơ bản:
Dựa trên những hoạt động hiện tại đã có từ trước để đặt ra các tiêu chuẩn cơ bản mà ta cần để thiết lập SLA.
2. Lấy ý kiến khách quan
Lấy khảo sát hoặc ý kiến trực tiếp từ khách hàng để biết cái nào chúng ta đang làm tốt và những mặt nào cần cải thiện.
3. Thiết kế bản nháp của SLA
Từ những tiêu chuẩn cơ bản và ý kiến từ khách hàng ở hai bước trên, ta xây dựng một bản nháp của SLA: tập trung vào loại bỏ các dịch vụ dư thừa không cần quan tâm đến, thêm vào những dịch vụ có thể khiến khách hàng hài lòng hơn và mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp của mình.
4. Thực hiện theo quy mô từ nhỏ đến lớn
Bạn sẽ không biết bản nháp SLA ở bước 3 có thực sự hiệu quả trừ khi ứng dụng nó vào thực tiễn. Hãy bắt đầu với quy mô nhỏ và dần mở rộng ra nếu bản nháp của SLA đó thật sự mang lại sự hiệu quả. Ngược lại, ta có thể quay lại bước đầu tiên và thực hiện lại. Việc không ngừng củng cố chất lượng dịch vụ sẽ tạo ra sự phát triển tích cực và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của mình.
1. Quan tâm đến trải nghiệm của nhân viên
Sử dụng các quy ước đặt tên SLA thật đơn giản để những nhân viên có liên quan đến SLA đó có thể dễ dàng hiểu những tiêu chuẩn nào đang được đo lường để tuân theo hay khắc phục khi cần thiết.
Ví dụ: Với các nhân viên trực tổng đài chăm sóc khách hàng, họ có yêu cầu về SLA “phản hồi khách hàng” không cho phép điện thoại reo và khách hàng phải chờ quá 30 giây và SLA “giải quyết vấn đề” của khách hàng không quá 10 phút. Khi nhìn vào các công cụ theo dõi SLA, tên của các SLA nên được đặt đơn giản như “SLA phản hồi – 30 giây” và “SLA giải quyết vấn đề – 10 phút”
2. SLA dừng đếm thời gian khi đang chờ phản hồi của khách hàng
Sẽ là bất công cho các nhân viên cung cấp một dịch vụ khi thời gian giải quyết một việc nào đó vẫn được tính cho họ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ và đang đợi hành động từ phía khách hàng.
Ví dụ: SLA phải được thiết kế để không tình thời gian sau khi một nhân viên giao hàng đã mang hàng đến cho khách và đang cho họ kiểm hàng và xác nhận.
3. Chia nhỏ SLA
Thay vì thiết lập SLA phức tạp, sẽ ảnh hưởng đến kết quả của báo cáo, ta cần chia nhỏ SLA thành nhiều phần nhỏ đơn giản và hiệu quả hơn, định rõ trách nhiệm riêng biệt của từng bộ phận khác nhau.
Ví dụ: Với một công ty thương mại điện tử, thay vì 1 SLA cho toàn bộ quá trình từ khi khách hàng đặt hàng cho đến lúc giao hàng tận tay họ.
Ta có thể thiết lập những SLA như sau:
Trong khi SLA là gì là một thuật ngữ khá mơ hồ, thì KPI lại là khái niệm có thể đo đếm bằng những con số và thường được sử dụng để đo đếm chính xác tiến độ của một công việc cụ thể.
SLA sẽ có thể điều chỉnh về một số chỉ số sau:
Bên cạnh đó, KPI là một chỉ số dùng để đo lường, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của mỗi nhân viên, cá nhân và toàn doanh nghiệp. KPI chính là viết tắt của Key Performance Indicator – chỉ số đánh giá thực hiện công việc.
KPI sẽ đóng góp vào sự thành công của các doanh nghiệp thông qua việc liên tục đưa ra các cập nhật về dấu hiệu quan trọng của doanh nghiệp đó.
Chính KPI cũng thường được sử dụng như một công cụ để đánh giá sự kì vọng về SLA đạt được đến đâu.
Hãy tưởng tượng như bạn thuê một người thợ đến lắp điều hoà cho phòng ngủ của bạn, thì KPI chính là việc anh ta có hoàn thành việc lắp đặt trước kì vọng của bạn hay không, sớm hay muộn bao lâu.
KPI liên phòng ban có khả năng cung cấp thông tin cho các yếu tố hiệu suất end-to-end sau:
KPI thường được dựa trên những yếu tố dễ đo lường (thời gian,…) và được sử dụng để đánh giá một người làm việc hiệu quả đến đâu.
Không giống với KPI hay SLA, OPI đo lường chức năng hoặc hoạt động cụ thể – thường là một trong những “nút cổ chai” cho doanh nghiệp của bạn.
Ví dụ:
OPI (Operational Performance Indicators) cho một doanh nghiệp vận chuyển để đánh giá về quy trình tải lượng hàng hóa hay OPI cho một nhà hàng sẽ đo lường về quy trình để thực hiện chế biến các bữa ăn,…
Theo phân tích của Purdue University “Meter and Building Control Datas To Drive OPIs and KPIs”, OPI sẽ điều chỉnh những thông tin chi tiết và cụ thể hơn, hướng về hoạt động bên trong doanh nghiệp (Inward facing).
Bên cạnh đó, những dòng thông tin cũng như người sử dụng thông tin đó sẽ được hạn chế.
Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ SLA là gì và các khái niệm liên quan để giúp bạn quản lý được chất lượng dịch vụ bên trong và bên ngoài chuyên nghiệp và hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển bền vững.
Ngoài ra, nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp toàn diện và hiệu quả, hãy tham khảo Bộ Cẩm Nang CEO gồm 24 chuyên đề quản trị link sau: https://camnangceo.com
13 phương pháp tăng năng suất trong doanh nghiệp
02 Jan, 2022Bí quyết cải tiến dịch vụ gia tăng doanh số cho doanh nghiệp
08 Dec, 20218 giải pháp quản lý chi phí hiệu quả trong doanh nghiệp
19 Oct, 2021Lean Manufacturing là gì? Kiến thức nền tảng về sản xuất tinh gọn
12 Sep, 202120+ giải pháp tối ưu hóa chi phí trong doanh nghiệp
07 Sep, 2021Văn hóa chất lượng là gì? Các bước xây dựng văn hóa chất lượng
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.