Slogan là gì? Tổng hợp những slogan hay nhất mọi thời đại

Slogan là gì

Slogan là gì? Thế nào là một câu Slogan hay? Phần lớn dân Marketing đều biết Slogan rất quan trọng nhưng ít ai có thể hiểu được tường tận và chính xác về nó.

Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết đến những câu slogan nổi tiếng thế giới như “Just do it!” của Nike, “Think different” của Apple hay “The power of dreams” của Honda… nhưng không phải ai cũng hiểu rõ slogan là gì và nó có ý nghĩa như thế nào.

Vậy slogan là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về slogan cũng như tham khảo một số câu slogan hay, chất và ý nghĩa nhất.

1. Slogan là gì?

Slogan là gì

Slogan trong từ điển tiếng Anh được định nghĩa là “An easily-remembered and frequently repeated phrase which is used in advertising“.

Nó có nghĩa là “một cụm từ dễ nhớ, được nhắc lại thường xuyên mà người ta hay sử dụng trong lĩnh vực quảng cáo” hay nói một cách ngắn gọn hơn, slogan là “khẩu hiệu”.

Như đã nói: mục đích lớn nhất của slogan là để tiếp thị, quảng cáo. Các doanh nghiệp sử dụng slogan để thu hút sự chú ý cho thương hiệu của họ. Chúng thường có đặc điểm là ngắn gọn và để lại ấn tượng mạnh trong lòng người xem nhờ việc chơi chữ, điệp âm, mở rộng ngữ nghĩa… cho những câu chữ tưởng chừng rất bình thường.

Có thể nói slogan có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc marketing/quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp. Các chiến dịch marketing thành hay bại đôi khi chính do slogan quyết định!

Tóm lại, Slogan thường được hiểu là một câu văn ngắn chứa đựng thông điệp mô tả tính chất của một thương hiệu.

Nó thường diễn tả một lời hứa, giá trị cốt lõi, hướng phát triển sản phẩm của công ty hay chính là “khẩu hiệu tiếp thị” của các doanh nghiệp.

Nó có thể mang những âm điệu mạnh mẽ hoặc mềm mại tùy theo sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.

Thông thường, slogan được sáng tạo từ sự điệp âm, các kiểu chơi chữ và những từ ngữ đa nghĩa. Từ âm điệu, số từ cho đến cả thị trường triển khai, tất cả đều phải được chuẩn hóa để vừa phù hợp với thị trường, vừa nổi bật hơn đối thủ lại vừa gây được tiếng vang trong tâm trí khách hàng.

Suy cho cùng, Slogan là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing. Sự thành bại của một kế hoạch Marketing phụ thuộc rất nhiều vào Slogan đó có tốt hay không.

2. Thế nào là một Slogan hay

# Một slogan khi được tung ra phải mang một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó.

Ví như khi Pepsi ra đời thì Coca Cola đã là một người khổng lồ trong ngành giải khát rồi. Muốn phát triển được thì phải có một slogan nhắm đến một mục tiêu là lấy lại được thị phần từ Coca Cola.

Hãng nước giải khát Pepsi từng lấy slogan là: “Generation Next” (Thế hệ tiếp nối), ý nói đó là một loại nước uống của thế hệ mới và ngầm ý chê bai đối thủ trực tiếp Coca Cola là loại đồ uống cổ lỗ sĩ.

Với slogan hay mang trong mình mục tiêu rõ ràng là đánh vào khách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút được phần đông giới trẻ và vươn vai trở thành một đối thủ đáng gờm của Coca Cola.

# Một slogan hay luôn phải là một slogan ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhớ

Với nhiệm vụ phải đi vào tiềm thức của khách hàng, không ai đi xây dựng một slogan dài dằng dặc đầy đủ toàn bộ về tính năng, ưu việt của sản phẩm cả, bởi khách hàng sẽ chẳng ai bỏ công đi nhớ một slogan dài lõng thõng như vậy.

Hoàn toàn không có một khuôn mẫu hay quy tắc nào nói rằng “Slogan cần phải dưới bao nhiêu từ”. Nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra rằng, người đọc thường có khuynh hướng kém quan tâm đến những câu nói dài dòng và quanh co. Độ dài của một Slogan hoàn hảo thường rơi vào khoảng từ 3 cho đến 5 từ.

Với số từ ngắn như vậy, người đọc sẽ ghi nhớ nhanh hơn rất nhiều.

Cà phê Trung Nguyên đã phải bỏ slogan dài cũ: “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” bằng “Khơi nguồn sáng tạo“. Quả thực slogan sau ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ hơn nhiều.

Tuy nhiên, ngắn gọn thôi chưa đủ. Một Slogan hay phải ngắn gọn nhưng vẫn mang được đẩy đủ thông điệp về thương hiệu. Đã có rất nhiều Slogan ngắn trên thế giới phải thêm phần “giải nghĩa” để giúp người đọc hiểu được.

Thậm chí, nhiều Slogan không truyền tải được thông điệp còn dẫn đến hiểu nhầm về sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp đó cung cấp.

# Cần mang thông điệp tích cực, khơi gợi cảm xúc, không được phản cảm:

Slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chị là một bộ phận khách hàng rất nhỏ.

Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh DHL đã từng mắc lỗi này khi tung ra một slogan gây một ấn tượng không tốt: “Đến chậm gậm xương“.

# Nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm, khác biệt với đối thủ

Slogan phải thể hiện được tính năng và lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví như: “Connecting People” (Kết nối mọi người) của hãng điện thoại di động Nokia hay “Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu” của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential.

Tuy nhiên những điều kiện trên chỉ là những điều kiện cơ bản. Một slogan thành công phải mang trong mình thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm của mình.

Hãng đồ thời trang quần áo lót phụ nữ Victoria Secret đã có một slogan rất hay bằng một câu hỏi: “What is sexy?” (Gợi cảm là gì?). Sản phẩm đồ thể thao của tập đoàn Nike cũng được cất cánh cùng với một slogan được đánh giá là thành công nhất mọi thời đại: “Just Do It!” (Hãy làm điều đó!).

# Phải đảm bảo tính trung thực của Slogan

Thường thì những Slogan có chứa những từ như “best” hay “nhất” sẽ ít được người dùng tin tưởng hơn.

Đơn giản ai cũng hiểu được rằng “Núi cao còn có núi cao hơn”.

Việc ngộ nhận mình là “nhất” trong ngành sẽ khiến người tiêu dùng cho rằng doanh nghiệp đang nói quá.

Bản thân nhãn hiệu Bia Carlsberg đã bị lên án và chỉ trích rất nhiều vì Slogan “Probably the best lager in the world”.

Để có một Slogan hay, hãy đặt ra những Slogan hướng tới lợi ích của khách hàng thay vì khẳng định mình là số 1 trong ngành.

# Slogan hay sẽ trường tồn với thời gian

Slogan không chỉ là một phần của chiến dịch Marketing, nó còn liên quan đến cả một thương hiệu.

Vì vậy, đừng bao giờ tự giới hạn Slogan của mình ở cả mức độ không gian và thời gian. Hãy chọn ra những từ có nghĩa phù hợp với nhiều loại hoàn cảnh, quá khứ, hiện tại và đặc biệt là tương lai.

Xu hướng đặt Slogan của các doanh nghiệp lớn bây giờ là “hướng tới tương lai” với mong muốn liên tục phát triển và vững mạnh. Từ đó, khách hàng cũng có thể tin tưởng hơn vào một thương hiệu liên tục đổi mới và sáng tạo để mang lại những điều tốt nhất.

3. Hướng dẫn cách tạo Slogan

Dưới đây là một số mẹo nhỏ để bạn có thể tự tạo được slogan cho doanh nghiệp mình, hoặc các chiến dịch marketing truyền thông cụ thể.

Các mẹo để tạo được slogan hay này sẽ dựa trên quá trình nghiên cứu vô cùng kỹ càng, cùng khám phá nhé:

1. Thấu hiểu thương hiệu của doanh nghiệp.

Trước khi lựa chọn bất cứ một slogan nào cho thương hiệu của doanh nghiệp, việc đầu tiên bắt buộc phải làm là nghiên cứu kỹ càng về nội tại của thương hiệu.

Hãy tham khảo các thông tin từ website, hỏi nhân viên của công ty về lịch sử thương hiệu, công ty đã có mặt bao lâu, những câu slogan hay tagline nào đã được thử trước đây,…

Câu slogan cũng là một yếu tố quan trọng trong nhận diện của thương hiệu.

Để có thể tạo ra một câu slogan tốt nhất, bạn cần tìm hiểu xem nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu là gì, tone giọng của công ty là gì và công ty đang bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì.

Slogan sẽ giúp thương hiệu tạo ra sự khác biệt với đối thủ, đồng thời là thể hiện cho toàn bộ sứ mệnh, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Hãy tìm hiểu các giá trị khác biệt của doanh nghiệp.

Hãy kiệt kê các lợi ích lớn nhất của sản phẩm, hoặc thương hiệu đem lại cho khách hàng. Hoặc các khó khăn của khách hàng mà sản phẩm của bạn có thể giải quyết.

2. Nghiên cứu các câu slogan khác.

Bạn cũng cần thực hiện công việc nghiên cứu những câu slogan phổ biến, slogan của các công ty đối thủ trực tiếp.

Việc này không chỉ giúp bạn tránh gặp phải trường hợp vô tình copy slogan đã có, mà còn gợi ý ra thêm nhiều các ý tưởng độc đáo cho bạn.

Hãy nghĩ về một số slogan nổi tiếng nhất như:”Just do it” – của Nike” “Think different – của Apple” “I’m lovin’ it – của McDonald’s”.

Những slogan này đều có một vài điểm chung khiến chúng trở nên thành công. Ngắn và đáng nhớ. Đồng thời truyền đạt được cảm giác tích cực về thương hiệu,trong khi giúp thương hiệu có thể tạo ra được sự khác biệt rõ rệt với đối thủ.

Slogan của Nike “Just do it” truyền cảm hứng cho khách hàng về sự hành động. Mang lại cảm giác về yếu tố thể thao, khỏe khắn, và cả khả năng vượt qua mọi chướng ngại vật trong bất cứ tình huống nào

Slogan của Apple “Think different” không chỉ gợi tả về tầm nhìn của thương hiệu gắn liền xuyên suốt lịch sử phát triển của Apple, mà còn định hướng cho sứ mệnh của doanh nghiệp luôn mang tới giá trị tương lai cho thế giới.

Khi viết slogan, hãy ghi nhớ yếu tố độ dài, các lợi ích chính đem lại và cách câu slogan này đem lại cảm giác tích cực về thương hiệu cho người nghe hay không.

Slogan của Apple “Think different” không chỉ gợi tả về tầm nhìn của thương hiệu gắn liền xuyên suốt lịch sử phát triển của Apple, mà còn định hướng cho sứ mệnh của doanh nghiệp luôn mang tới giá trị tương lai cho thế giới.

Hãy xem xét thật kĩ số lượng từ, thông điệp tổng thể, vần và nhịp điệu, thậm chí là cả sự hài hước nếu có.

3. Định vị thương hiệu của bạn trên thị trường

Hãy xác định rõ về định vị và yếu tố nhận diện của thương hiệu trên thị trường trong thời điểm hiện tại.

Câu slogan cần phản ánh được sức ảnh hưởng của thương hiệu tới khách hàng. Ví dụ: nếu bạn đang muốn tạo một slogan cho công ty mới, chưa được biết đến rộng rãi, thì đó phải là một lời “chào mời” thật hấp dẫn về những gì doanh nghiệp có thể cung cấp.

Nếu công ty đã có sự uy tín, thì bạn cần đặt ra câu hỏi tại sao thương hiệu cần thay đổi slogan? Thương hiệu có định hướng phát triển theo hướng mới không?

Slogan mới có phải là một yếu tố cho công việc rebrand – tái cấu trúc thương hiệu hay không?

Lấy ví dụ về Porsche, slogan của Porsche là: “There is no substitute – Không gì có thể thay thế”. Slogan này phù hợp bởi Porsche là thương hiệu đã có bề dày lịch sử nhất định, khách hàng đã nhận diện về một sản phẩm chất lượng và sang trọng.

4. Tổng hợp tất cả các ý tưởng slogan bạn có.

Nếu bạn đang làm việc với những người khác, hãy bắt đầu tập hợp các ý tưởng về slogan của nhau. Các ý tưởng ban đầu thông thường sẽ hơi “ngây ngô” một chút, nhưng đó có thể lại hạt mầm cho một câu slogan tuyệt vời.

Giai đoạn này bạn nên để sự sáng tạo của mình được thoải mái, đừng vội gạch bỏ bất cứ một ý tưởng nào, hay giới hạn suy nghĩ của mình về vấn đề nào đó. Cố gắng đưa ra càng nhiều câu slogan càng tốt.

5. Lựa chọn slogan phù hợp nhất.

Giai đoạn cuối cùng sau khi bạn đã tổng hợp tất cả các câu slogan mà có thể nghĩ ra, bạn cần lọc ra được ý tưởng tuyệt vời nhất. Từ 10, hãy xuống 5 slogan, xuống 3, rồi cuối cùng chọn ra câu slogan phù hợp nhất.

Bạn hoàn toàn có thể đi tham khảo ý kiến và nhận xét từ nhiều người khác.

Bạn có thể đặt ra các câu hỏi như, slogan này có dễ nhớ không, khi nghe slogan này liên tưởng tới gì, liệu có hình dung ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hay không,…

4. Tổng hợp những câu Slogan hay nhất mọi thời đại của các công ty quốc tế

1. Dove: “Real Beauty”

slogan là gì

Năm 2004, Dove đưa ra chiến dịch Real Beauty và đặt ra slogan cùng tên. Chiến dịch này của Dove đã thành công vang dội vì đã đánh trung tâm lý của mọi phụ nữ trên toàn thế giới. Đây là nỗ lực của thương hiệu nhằm nâng cao nhận thức về cơ thể và sự chấp nhận của phụ nữ về những khuyết điểm trên cơ thể. Chiến dịch này mang ý nghĩa muốn giúp phụ nữ nâng niu bản thân mình hơn.

2. Disneyland: “Nơi hạnh phúc nhất trên trái đất” (The happiest place on Earth)

slogan là gì

Disneyland là công viên giải trí hàng đầu nổi tiếng trên toàn thế giới, gắn liền với những nhân vật hoạt hình rất quen thuộc như: chuột Mickey, vịt Donald, các công chúa của Disney,… Mang trong mình bản chất là một công viên phục vụ cho lứa tuổi nhỏ vì vậy chiến lược marketing của Disneyland nhằm tạo ra một slogan dễ nhớ và dễ gây thiện cảm.

Nơi hạnh phúc nhất trên Trái Đất” khiến các bậc cha mẹ muốn cố gắng cho con họ 1 lần đến và được vui trong nơi thú vị nhất hành tinh.

3. Honda: “The Power Of Dream” (Sức mạnh của những giấc mơ)

slogan là gì

Khoảng năm 1964, Honda được biết đến với xe máy nhiều hơn là ô tô. Điều này lâu nay vẫn tiếp diễn ở hầu hết các quốc gia nơi Hondas được bán.

Vì thế, để thu hút khách hàng biết đến sản phẩm ô tô của mình, năm 2002, Honda đã dùng slogan “Sức mạnh của những giấc mơ” tạo thành một chiến dịch quảng cáo sử dụng truyền hình, thư trực tiếp, đài phát thanh, áp phích, báo chí, tạp chí, triển lãm xe máy,…

Chiến dịch này đã thực sự tác động đến nhửng khách hàng trẻ có ước mơ sở hữu xe hơi. Nhờ đó, Honda Motor Company là nhà sản xuất ô tô đứng thứ ba trên thế giới.

4. Sony: “Make.believe”

slogan là gì

Make.believe” tượng trưng cho tinh thần của thương hiệu Sony. Đây là một thông điệp mới của Sony được chính thức ra mắt truyền thông vào năm 2009. Nó đại diện cho sức mạnh sáng tạo, khả năng biến ý tưởng thành hiện thực và niềm tin rằng bất cứ thứ gì chúng ta có thể tưởng tượng, chúng ta đều có thể biến thành hiện thực.

Sony nhấn mạnh tầm quan trọng của giới hạn giữa “make” và “believe“, nói rằng đó là “nơi trí tưởng tượng và thực tế va chạm”. Ngăn cách giữa hai từ là dấu chấm (.) thể hiện sự kết nối ý tưởng với hiện thực, vừa là nơi giao thoa giữa cảm hứng sáng tạo và thực tế.

Thông điệp này xuyên suốt mọi lĩnh vực kinh doanh từ điện tử, trò chơi, phim truyện, âm nhạc, di động.

Chỉ với 2 từ đơn giản, nhưng slogan của Sony mang thông điệp ý nghĩa lớn lao, làm thành động lực thúc đẩy hãng ra mắt những sản phẩm công nghệ có tính giải trí, sáng tạo cao.

5. Maybelline: “Maybe She’s Born With It. Maybe It’s Maybelline” (Có thể cô ấy đẹp tự nhiên, có thể là nhờ Maybelline)

slogan là gì

Slogan này được Maybelline tung ra vào năm 1991 và được sử dụng cho tới tận bây giờ. Nó mang tới thông điệp về dòng sản phẩm hiệu quả, chú trọng vào vẻ đẹp của phụ nữ và trang điểm như thế nào để người phụ nữ trở nên tự tin hơn với vẻ đẹp của mình ngay cả khi họ không phải là người mẫu.

6. Nike: “Just Do It” (Cứ làm thôi)

Xuất hiện vào năm 1988, “Just do it” là chiến dịch đưa Nike đến khắp nơi trên thế giới và cũng là câu slogan có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Câu nói này lấy cảm hứng từ câu nói trước khi chết về một kẻ sát nhân hàng loạt Gary Gilmore.

Tuy nhiên, chiến dịch “Just do it” của Nike với thông điệp ý nghĩa hơn thế. Đây là một câu nói truyền cảm hứng, giúp mọi người vực dậy tinh thần, khuyến khích họ hãy đứng lên làm điều mình thích, chẳng cần phải e ngại gì cả vì “Cứ làm thôi”.

7. L’Oréal: “Because You’re Worth It” (Vì bạn xứng đáng)

Ý tưởng này đã làm rung động nhiều phụ nữ. L’Oreal đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng trong vài năm đầu tiên của chiến dịch, một phần lớn người dùng của họ là những người lần đầu sử dụng thuốc nhuộm tóc. Nhưng đây không phải là những thanh thiếu niên đang thử nghiệm; mà phần lớn là những phụ nữ đang trong giai đoạn ly hôn.

Dòng giới thiệu không phải về sản phẩm – mà là về hình ảnh mà sản phẩm có thể mang lại cho bạn. Mọi phụ nữ đều có quyền được làm đẹp và xứng đáng với những gì tốt đẹp nhất.

8. Adidas: “Impossible is nothing” (Không có gì là không thể)

Impossible is nothing” đã gắn liền cùng Adidas ngay từ những ngày đầu thành lập, lấy cảm hứng từ câu nói của huyền thoại quyền anh Muhammad Ali – đại sứ thương hiệu của Adidas trong chiến dịch này.

Khẩu hiệu mang ý nghĩa khuyến khích tất cả mọi người hãy tham gia và trải nghiệm niềm vui của thể thao, rằng họ cố gắng là có thể làm được mọi thứ.

Với thông điệp ý nghĩa nhưng vô cùng dễ hiểu, Adidas đã trở thành một trong những cái tên hàng đầu về việc hỗ trợ các vận động viên đỉnh cao của thể thao thế giới.

5. Tổng hợp những câu Slogan hay nhất mọi thời đại của các công ty Việt Nam

  • Không ngừng vươn xa” – Vinaphone.
  • “Hãy nói theo cách của bạn” – Viettel
  • “Mọi lúc mọi nơi” – Mobiphone
  • “Vươn cao Việt Nam” – Vinamilk
  • “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” – VinGroup
  • “Vững tiến vươn xa” – Ô tô Trường hải Thaco Group
  • “Bản lĩnh đàn ông” – Bia Tiger
  • “Một phần Tất yêu của cuộc sống” – Nước khoáng Lavie
  • “Trắng gì mà sáng thế” – Công ty bột giặt Viso
  • “Bếp là nhà” – Sunhouse
  • “Nâng giá trị cuộc sống” – Ngân hàng Viettinbank
  • “Giá trị tích luỹ niềm tin” – Ngân hàng Habubank
  • “Mạnh mẽ, bền bỉ, tin cậy” – Công ty viễn thông FPT
  • “Nâng niu bàn chân Việt” – Thương hiệu giày dép Biti’s
  • “Viết nên cuộc sống” – Bút bi Thiên Long
  • “Ngon từ thịt Ngọt từ xương” – Hạt nêm Ajingon
  • “Khơi nguồn sáng tạo” – Cà phê Trung Nguyên
  • “Sẵn sàng một sức sống” – Sữa Cô gái Hà Lan
  • “Đánh bay mọi vết bẩn” – Bột giặt Omo
  • “Sức mạnh của giấc mơ”, “Tôi yêu Việt Nam” – Honda
  • ” Sơn Nippon, Sơn đâu cũng đẹp” – Sơn Nippon
  • “Thơm mát suốt ngày dài năng động” – Thương hiệu Comfort
  • “Dù bạn không cao người khác cũng phải nhìn” – Bia Sài Gòn
  • “The best or nothing – Tốt nhất hoặc không có gì” – Thương hiệu xe hơi Mercedes-Benz
  • “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” –Prudential
  • “For life – Vì cuộc sống của bạn ” – Thương hiệu xe hơi Volvo
  • “Đàn ông đích thực” – Nhãn hàng dành cho nam giới X-men
  • “City never sleeps – Thành phố không bao giờ ngủ” – Thương hiệu City Bank
  • “Ngọt ngào như vòng tay âu yếm” – Alpenliebe

Tổng hợp các câu slogan hay cho hội nhóm, công ty

  • Sinh ra là để tỏa sáng.
  • High five thích ô mai.
  • Hết mình một tí, vui hết ý.
  • Học hết mình, chơi nhiệt tình.
  • Là gia đình, chơi hết mình.
  • Hiệu quả lan toả niềm tin.
  • Suy nghĩ không cũ về vấn đề không mới.
  • Giá trị tích lũy niềm tin.
  • Dù bạn không cao, người khác cũng phải ngước nhìn.
  • Kết sức mạnh, nối thành công.
  • Đột phá để thành công.
  • Gieo ý tưởng, gặt thành công.
  • Đã chơi là phải chất.
  • Chúng tôi là số 2, không ai là số 1.
  • Nơi không còn khoảng cách.
  • Xỏ dép vào và đi.
  • Vượt gian nan, đập tan thách thức.
  • Đoàn kết “no never” chết.
  • Chúng mình là một gia đình.
  • Đi chơi ngại gì mưa rơi.
  • Tri thức ở đâu chúng tôi vươn cao tới đó.
  • Những thiên tài luôn bị thầy cô bắt bài.
  • Cùng nhau chung tay, thay đổi thế giới.

Tổng hợp những câu slogan và logo hay, ấn tượng và hài hước

  • Hoặc là cuộc đời nở hoa, hoặc là cuộc sống bế tắc.
  • Đừng tự ti vì mình nghèo mà vẫn giỏi mà hãy tự hỏi tại sao mình giỏi mà mình vẫn nghèo.
  • Phận làm trai gõ phím bình thiên hạ. Thân anh hùng click chuột định giang sơn.
  • Chuẩn không cần chỉnh.
  • Đời là bể khổ… qua được bể khổ… là qua đời.
  • Lao động là vinh quang, lang thang là chết đói.
  • Một khi đã máu đừng hỏi bố cháu là ai.
  • Tình chỉ đẹp khi tiền đầy túi, đời bớt vui khi túi cạn tiền.
  • Cua gái là một nghệ thuật, người cua gái là một nghệ nhân.
  • Họ cười tôi vì tôi không giống họ… tôi cười họ thì họ lại đánh tôi.
  • Bá đạo trên từng hạt gạo.
  • Ngực lép nhưng tinh thần thép.
  • Hổ báo nhất trường mẫu giáo.
  • Khuyến khích sáng tạo – Ba xạo thì tán.
  • Bực mình sinh sự – Bụng bự sinh con.
  • Thích thì chiều… anh liều… em té.
  • Phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi.
  • Cho không lấy – Thấy không thèm – Lơ là xẹt.
  • Tiền là giấy – Thấy là lấy.
  • Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mai sau có lúc nấu chung một nồi.
  • Bình tĩnh, tự tin, đừng cay cú – Âm thầm, chịu đựng, trả thù sau.
  • Yêu nhiều thì ốm, ôm nhiều thì yếu.
  • Một khi đã máu thì đừng hỏi “Sếp” cháu là ai.
  • Học không chơi đánh rơi tuổi trẻ, chơi không học đánh mất tương lai.

Kết bài

Trên đây là bài viết chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn về Slogan là gì.

Tóm lại, slogan là một câu nói ngắn gọn, đôi khi chỉ vỏn vẹn vài từ. Có lẽ vì vậy mà không ít người lầm tưởng rằng việc sáng tạo ra slogan rất dễ, bộ phận Marketing chỉ cần “bịa” đại ra một câu là xong. Sự thật hoàn toàn không phải như vậy! Tuy chỉ là những câu từ hết sức ngắn gọn nhưng slogan là kết tinh của sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của cả một đội ngũ.

Để có được một slogan hay và ấn tượng, đội ngũ marketing của doanh nghiệp phải suy tính đến nhiều vấn đề như: số lượng từ cho slogan nên là bao nhiêu, âm điệu như thế nào; slogan có phù hợp với nhu cầu khách hàng không, có nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh hay không…

Nói chung, để có được slogan chất lượng thì đội ngũ marketing phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức!

Chúc bạn có 1 slogan hay cho doanh nghiệp của mình.

>