Thương hiệu tuyển dụng là gì? Tại sao cần xây dựng thương hiệu tuyển dụng là gì và quy trình triển khai thế nào? Những thắc mắc này sẽ được chia sẻ qua bài viết sau đây.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp cũng đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày một gia tăng từ các đối thủ của mình.
Thực trạng này khiến cho nhu cầu tìm kiếm và giữ chân nhân viên tài năng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Để có thể thu hút nhân tài tốt hơn, một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
Vậy thương hiệu tuyển dụng là gì?
Nói đơn giản, thương hiệu tuyển dụng là cách mọi người nhìn nhận về doanh nghiệp với tư cách nhà tuyển dụng.
Khái niệm này bao hàm trong đó tuyên bố giá trị, sứ mệnh của doanh nghiệp – cũng như nhận định của nhân viên, ứng viên hiện tại và tương lai về đội ngũ lãnh đạo, cách công ty quản lý và đối xử với mọi người.
Thương hiệu nhà tuyển dụng đóng vai trò quyết định danh tiếng của doanh nghiệp – không chỉ với người tiêu dùng, mà còn cả các cổ đông, nhân viên và ứng viên tiềm năng. Có rất nhiều nhân tố tác động đến thương hiệu này, từ chiến lược truyền thông nội bộ đến các giải pháp cụ thể của doanh nghiệp nhằm công nhận đóng góp của nhân viên.
Vai trò của thương hiệu nhà tuyển dụng là cực kỳ quan trọng trong chiến lược thu hút nhân tài.
Một thương hiệu tốt sẽ góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp tìm kiếm những ứng viên phù hợp, hạn chế nguy cơ tuyển sai người.
Thống kê của Glassdor cho thấy 77% ứng viên sẽ nghiên cứu văn hóa công ty trước khi nộp đơn xin việc, và 69% sẽ từ chối lời mời làm việc từ các đơn vị có thương hiệu tuyển dụng xấu.
Việc duy trì hình ảnh doanh nghiệp tích cực có thể làm giảm tới 28% tỷ lệ nghỉ việc và một nửa chi phí cho mỗi lần tuyển mới.
Trong bối cảnh “cuộc chiến nhân tài” hiện nay, một chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng được hoạch định tốt sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh không nhỏ so với đối thủ.
Để thu hút và giữ chân những nhân viên tài năng nhất, điều quan trọng là doanh nghiệp phải bắt đầu tìm hiểu và thực thi các chiến lược thương hiệu cần thiết.
Để thiết lập một kế hoạch xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả, doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi sau đây:
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu quy trình 8 bước chi tiết trong kế hoạch xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng:
Giá trị cốt lõi trong thương hiệu tuyển dụng bắt đầu từ tuyên bố sứ mệnh, giá trị, tầm nhìn và văn hóa của công ty.
Dựa trên nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp sẽ từ đó xác định những kỹ năng cần thiết để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Lấy ví dụ, tuyên bố sứ mệnh của Teach for America là: “Một ngày nào đó, tất cả trẻ em trên đất nước này sẽ được thừa hưởng một nền giáo dục xuất sắc.” Tuyên bố này trở thành kim chỉ nam cho họ – thể hiện ở mục Giá trị trên website của Teach for America.
Ngoài ra, họ cũng tạo cơ hội cho nhân viên liên tục học hỏi, thử nghiệm những ý tưởng mới và không ngừng cải tiến. Bằng cách này, họ đã điều chỉnh các giá trị và thương hiệu nhà tuyển dụng phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.
Ở vị trí quản lý – nhân sự, bạn sẽ không thể nhận thức đầy đủ về danh tiếng của công ty trong mắt ứng viên, hoặc thậm chí là chính nhân viên của bạn.
Do đó, lời khuyên là doanh nghiệp hãy thực hiện các cuộc khảo sát nội bộ, tìm kiếm trên mạng xã hội để đọc những bài đánh giá về mình.
Việc này sẽ giúp bạn khám phá ra những gì nhân viên của bạn yêu thích về văn hóa công ty để phát huy, cũng như bất kỳ lĩnh vực nào cần cải thiện để phục vụ quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
Sau khi đã lập danh sách các giá trị và lợi ích mà công ty mang lại, đây là lúc truyền thông thương hiệu tuyển dụng thông qua một tuyên bố giá trị rõ ràng trên website, tài liệu tuyển dụng và mạng xã hội.
Không chỉ đóng vai trò quảng bá, tuyên bố này còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với người lao động và cộng đồng nói chung.
Do đó, nội dung này phải thể hiện chính xác sự thực về doanh nghiệp và những gì nhân viên nghĩ về bạn.
Mục đích của tuyên bố giá trị là khơi gợi niềm đam mê ở các ứng viên tiềm năng – bằng cách thể hiện tác động tích cực và trách nhiệm của công ty đối với xã hội. Bất kỳ ai cũng mong muốn cảm thấy công việc của họ có ý nghĩa – ngay cả khi phải chấp nhận giảm bớt lương thưởng.
Hãy tận dụng điều này bằng cách đưa phần giới thiệu tuyên bố giá trị của công ty vào quy trình phỏng vấn. Chắc chắn, cơ hội để doanh nghiệp tuyển đúng người đúng việc sẽ tăng lên rất đáng kể.
Khi một ứng viên muốn tìm hiểu thêm về thương hiệu nhà tuyển dụng, họ sẽ muốn lắng nghe và gặp gỡ những nhân viên hiện tại của bạn. Hãy tận dụng lợi thế này bằng cách thực hiện các cuộc phỏng vấn hoặc chia sẻ lời chứng thực của nhân viên trên website công ty.
Bạn cũng có thể yêu cầu nhân viên chia sẻ trên mạng xã hội nhân dịp công ty tổ chức liên hoan, đi team building hoặc các hoạt động xã hội khác. Đây là một cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để nhân viên chia sẻ văn hóa công ty với mạng lưới quan hệ của họ.
Thử việc là trải nghiệm đầu tiên của nhân viên khi mới vào công ty và có tác động rất mạnh mẽ đến chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Trải nghiệm tiêu cực sẽ khiến nhân viên mới của bạn mong muốn tìm đến với một cơ hội khác.
Điều quan trọng trong quy trình onboarding là bạn phải làm cho nhân viên cảm thấy được lắng nghe và hào hứng với công việc và đồng nghiệp ngay từ đầu.
Việc trang bị cho nhân viên mới các cẩm nang hướng dẫn và công cụ cần thiết để hoàn thành tốt vai trò của họ sẽ đảm bảo quá trình chuyển đổi suôn sẻ, giảm tỷ lệ nghỉ việc và tăng cường hiệu quả làm việc nhóm.
Nghiên cứu của Inc. cho thấy một lý do phổ biến khiến nhân viên rời bỏ công việc là vì họ cảm thấy buồn chán và mong muốn những thử thách mới.
Bằng cách tạo cơ hội cho nhân viên học tập và phát triển các kỹ năng mới, bạn đang thể hiện rằng công ty chú trọng đến nhu cầu phát triển của nhân viên, khiến họ không cảm thấy nhàm chán trong vai trò của mình.
Đây sẽ là tiền đề giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên tài năng tốt hơn.
Bên cạnh đó, thông qua việc rèn luyện các kỹ năng mới, nhân viên của bạn cũng sẽ có cơ hội nuôi dưỡng tư duy cầu tiến và trở nên có giá trị hơn với công ty.
Nói cách khác, đó là một tình huống mà đôi bên cùng có lợi (win-win).
Để cải thiện nhận thức của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp không thể chỉ truyền đạt thông điệp của mình qua một kênh duy nhất.
Hãy tận dụng mọi kênh có thể – video, hình ảnh, trình chiếu, blog và các hình thức nhắn tin khác – để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang tiếp cận được nhiều đối tượng nhất trên tất cả mọi nền tảng truyền thông.
Bạn có thể cân nhắc đưa các cuộc phỏng vấn nhân viên lên trang việc làm của công ty, hoặc chia sẻ slide thuyết trình của CEO trên trang Giới thiệu doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng đòi hỏi doanh nghiệp phải thể hiện cam kết của mình đối với sự đa dạng. Sự đa dạng về văn hóa, tuổi tác, gốc gác, v.v… sẽ mang lại nhiều ý tưởng sáng tạo hơn, cải thiện văn hóa làm việc và dịch vụ khách hàng nói chung.
Ngoài ra, điều này cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận đến với nhiều nhóm ứng viên hơn.
Starbucks là một ví dụ thành công điển hình về công tác xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
Họ xem nhân viên của mình như những đối tác, và luôn nỗ lực khơi dậy niềm tự hào về công ty nơi mỗi nhân viên.
Bên cạnh đó, họ cũng tạo tài khoản Instagram và Twitter đặc biệt cho @StarbucksJobs, và sử dụng tài khoản này để quảng bá thương hiệu tuyển dụng và tương tác với ứng viên có nhu cầu tìm việc.
Việc tạo tài khoản mạng xã hội với mục đích thể hiện sự đánh giá cao đối với nhân viên hiện tại – cũng như khơi gợi sự thích thú từ các ứng viên tiềm năng đã đóng góp rất nhiều cho thương hiệu của Starbucks.
Thay vì đăng bài về sản phẩm, Starbucks sử dụng mạng xã hội để giới thiệu sứ mệnh công ty, chúc mừng nhân viên nhân dịp đặc biệt, đồng thời chia sẻ những câu chuyện cá nhân của họ.
Bên cạnh đó, họ cũng thể hiện cam kết của mình đối với sự đa dạng và hòa nhập.
Trên đây là bài viết chia sẻ về thương hiệu tuyển dụng là gì và quy trình 8 bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
Hy vọng mang đến bạn thông tin hữu ích.
10 tiêu chí quan trọng nhất khi tuyển dụng
21 Jun, 202213 phương pháp tăng năng suất trong doanh nghiệp
21 Jun, 202221 cách tăng năng suất làm việc cho nhân viên
04 May, 2022Chó sói vs Chó nhà: kinh nghiệm quản lý người tài
06 Mar, 2022Các phương pháp đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
05 Mar, 2022Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.