Đâu là các yếu tố hình thành nên thương hiệu cần phải chú ý khi xây dựng thương hiệu? Tham khảo ngay bài viết chia sẻ sau đây.
Xây dựng thương hiệu hiện nay không còn là một khái niệm mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp. Ngay cả những doanh nghiệp nhỏ mới được thành lập cũng có ý thức xây dựng cho mình một nhãn hiệu khác biệt và vững mạnh ngay từ đầu.
Có nhiều lý thuyết về các nhân tố cơ bản mà mọi bản sắc thương hiệu cần phải có. Nhưng để có thể thực sự đưa những lý thuyết đó vào thực tế từ đó giúp doanh nghiệp của bạn dành phần thắng trong cuộc cạnh tranh trên thị trường thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được.
Có thể hiểu bản sắc thương hiệu là tập hợp các yếu tố lý tính và cảm tính mà nhãn hiệu sản phẩm của bạn chứa đựng và thể hiện ra bên ngoài. Bản sắc thương hiệu tại mỗi công ty khác nhau tùy theo từng loại hình kinh doanh, nhưng xét về tổng thể, nó luôn bao gồm 5 yếu tố thiết yếu sau, giúp cho việc xây dựng thương hiệu thành công.
Cái tên là mũi dùi đầu tiên trong trận chiến giành giật sự lựa chọn của khách hàng và bạn phải được trang bị kỹ để giành được ưu thế ngay từ đòn phủ đầu… Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, tên nhãn hiệu là thành tố cơ bản vì nó thường là yếu tố chính hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế.
Tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm/dịch vụ trong nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm dịch vụ trong những tình huống mua hàng.
Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ và không thuộc các dấu hiệu loại trừ. Đáp ứng các yêu cầu này, tên nhãn hiệu sẽ được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá.
Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ hoạ của nhãn hiệu góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu. Thông thường, logo nhằm củng cố ý nghĩa của nhãn hiệu theo một cách nào đó.
Các nghiên cứu đều cho thấy lợi ích của logo đối với nhận thực nhãn hiệu của khách hàng là rất quan trọng.
Logo có thể tạo ra liên hệ thông qua ý nghĩa tự có của nó hoặc thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ, so với nhãn hiệu, logo trìu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa gì, có liên hệ gì với nhãn hiệu nếu không được giải thích thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ.
Dưới góc độ pháp luật, logo gồm các yếu tố hình độc đáo, riêng có tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Logo tạo ra khả năng phân biệt của sản phẩm vì vậy, logo được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá.
Với đặc tính đa dạng của các yếu tố đồ hoạ, logo có thể là một hình vẽ, một cách trình bày chữ viết (tên doanh nghiệp, sản phẩm), hoặc kết hợp cả hình vẽ và chữ viết tạo ra một bản sắc riêng của thương hiệu. Logo chính là biểu tượng đặc trưng, là “bộ mặt” của thương hiệu.
Thông thường, các chuyên gia áp dụng 03 cách thiết kế logo như sau:
Do tính đồ hoạ cao, logo rất dễ nhận biết và tăng khả năng phân biệt của sản phẩm. Hơn nữa, logo ít hàm chứa ý nghĩa của một sản phẩm cụ thể nên có thể dùng logo cho nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Các doanh nghiệp thường xây dựng logo như là một phương tiện để thể hiện xuất xứ sản phẩm, thể hiện cam kết chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Trên thị trường có hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn logo ở mọi loại hình kinh doanh, nhưng bằng cách nào đó, chúng ta vẫn có thể nhận biết chúng trong những tình huống giao tiếp nhất định. Đằng sau mỗi cách thể hiện đó là lao động sáng tạo của các chuyên gia.
Khẩu hiệu là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả hoặc thuyết phục về nhãn hiệu theo một cách nào đó.
Một số khẩu hiệu còn làm tăng nhận thức nhãn hiệu một cách rõ rệt hơn vì tạo nên mối liên hệ mạnh giữa nhãn hiệu và chủng loại sản phẩm vì đưa cả hai vào trong khẩu hiệu. Quan trọng nhất là khẩu hiệu giúp củng cố, định vị nhãn hiệu và điểm khác biệt. Đối với các nhãn hiệu hàng đầu, khẩu hiệu còn là những tuyên bố về tính dẫn đầu, độc đáo của mình. Ví dụ: “Biti’s- Nâng niu bàn chân việt”; “Nippon- Sơn đâu cũng đẹp”;
Đây là quy trình quan trọng nhất để tạo nên một thông điệp, thông thường các nhà tiếp thị chuyên nghiệp thường thuê các công ty quảng cáo để sáng tác slogan cho nhãn hiệu của họ. Các công ty quảng cáo lớn thường có nhóm phụ trách dự án này bao gồm: bộ phận đặc trách khách hàng, giám đốc sáng tạo (creative director), copy writer ( người viết lời).
Nhóm này sẽ thu thập tất cả yêu cầu từ khách hàng, nghiên cứu và viết lại định hướng sáng tác, sau đó trao đổi lại với khách hàng về định hướng này nhằm mục đích thống nhất giữa khách hàng và nhóm thực hiện.
Trong quá trình thực hiện giám đốc sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng sáng tác cho thương hiệu rõ ràng, sau khi định hướng được thống nhất nhóm sẽ bắt tay vào việc, bộ phận đặc trách có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, nghiên cứu cho nhóm sáng tác, nhóm sáng tác có nhiệm vụ “hành động” bằng cách tìm hiểu thực tế, cặn kẽ về sản phẩm dịch vụ, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, năng lực thương hiệu…và đây là công đoạn của “khám phá”.
Giám đốc sáng tạo sẽ “chế tạo” và phối hợp cùng copy writer để dựng lên slogan, thông thường giám đốc sáng tạo (creative director) sẽ dựa trên những thành phần sau để tạo nên một slogan:
Định vị là vị trí thương hiệu chiếm trên thị trường trong tâm trí của người tiêu dùng. Những thương hiệu mạnh có một định vị rõ ràng, thường duy nhất trên thị trường mục tiêu.
Để thương hiệu được định vị cao thì các doanh nghiệp nên quan tâm hơn trong việc xây dựng hệ thống thương hiệu như: tên thương hiệu, hình ảnh, tiêu chuẩn dịch vụ, bảo đảm sản phẩm, bao bì và cách thức thể hiện.
Bạn hãy tự đặt câu hỏi: Nhãn hiệu của mình đặc sắc hơn nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh ở điểm nào? Nhãn hiệu của mình tạo ra giá trị gì cho khách hàng? Lợi thế cạnh tranh của nhãn hiệu đó là gì?
Những tuyên bố giá trị của bạn nên tạo ra sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, đồng thời nêu lên những lợi ích riêng biệt mà khách hàng sẽ có được nếu lựa chọn nhãn hiệu của bạn.
Hãy mô tả giá trị nhãn hiệu của bạn trong một hoặc hai câu và cố gắng nói với khách hàng “Đây là lí do tại sao bạn nên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi”.
Hãy ghi và lưu giữ lịch sử của công ty bạn theo một cách thức súc tích và thuyết phục. Liệu có điều gì đó khác thường hay hấp dẫn về công ty bạn không? Hãy suy nghĩ và nhìn nhận dưới góc độ của các mối quan hệ công chúng.
Giới truyền thông đại chúng rất yêu thích những câu chuyện lôi cuốn! Hơn tất cả, bạn cần nhớ rằng thương hiệu thành công phải là thương hiệu được “lưu giữ” trong tâm trí và trái tim của khách hàng.
Nếu cá tính riêng chỉ phụ thuộc vào duy nhất một thứ, thì chắc chắn đó phải là giá trị. Các giá trị thể hiện một con người hay một doanh nghiệp là ai, nó là một tấm bản đồ chỉ ra con đường hướng tới việc cải thiện và giúp thể hiện bản thân theo những cách có ý nghĩa.
Các giá trị có thể biến doanh nghiệp nhỏ của bạn từ một công ty thiết kế không danh tiếng, nhiếp ảnh gia đám cưới, studio… thành một thương hiệu độc đáo đại diện cho điều gì đó lớn lao trên thế giới. Và “thứ lớn lao” đó biến những người cùng mang giá trị cá nhân tương tự thành người hâm mộ và từ người hâm mộ thành khách hàng trung thành.
Hãy xem ví dụ về cách Cueball Group, một doanh nghiệp nhỏ chỉ có 12 nhân viên, đưa ra các giá trị của họ. Họ là một công ty nhỏ trong ngành công nghiệp thống trị bởi các công ty lớn. Cueball Group có cách tiếp cận cá nhân, nhẹ nhàng và mới mẻ, hấp dẫn các nhà đầu tư trẻ đang tìm kiếm sự tin tưởng của các công ty truyền thống với một bước ngoặt hiện đại, khi tuyên bố rất rõ ràng mình đại diện cho chủ nghĩa đầu tư mạo hiểm (cung cấp vốn tài chính cho các công ty ở giai đoạn khởi động tăng trưởng ban đầu) và giải thích rằng họ hoàn toàn thấu hiểu vì họ là doanh nhân làm việc với các doanh nhân.
Không có doanh nghiệp nào quá nhỏ để có những giá trị xác định vị trí của mình trong giới kinh doanh. Hãy suy nghĩ xem giá trị cốt lõi của bạn là gì? Tại sao bạn làm công việc này?
Một trong những điều thú vị nhất về bản sắc của doanh nghiệp là nó không thể so sánh được. Có thể nói rằng đó là thứ thú vị nhất từng tồn tại trên hành tinh này. Không có tiêu chuẩn, không có điểm tuyệt đối hoặc sự so sánh nào để đánh giá đâu mới là tốt nhất, mọi chất riêng đều là bản sắc đích thực
Những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới là những thương hiệu có sự độc đáo. Nói cách khác, các doanh nghiệp nhỏ cũng cần sở hữu giá trị riêng, niềm tin, cách họ nói lên mình là ai mà không phải cố sao chép hoặc bắt chước các doanh nghiệp hoặc mô hình kinh doanh khác.
Cố gắng giống như một người thành công khác sẽ không giúp bạn tìm thấy thành công với thương hiệu của mình. Để thành công, Coca-Cola không thể trở thành Pepsi, nó chỉ có thể là chính mình Coca-Cola. Và không có quy tắc hoặc giới hạn cho những gì tạo nên bản sắc riêng.
Làm thế nào để định hình rõ hơn bản sắc của doanh nghiệp?
Trước tiên, hãy trả lời những câu hỏi sau đây: Điều gì làm cho thương hiệu của doanh nghiệp là của riêng doanh nghiệp đó? Làm thế nào để thể hiện sự độc đáo của thương hiệu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trong cách việc kinh doanh?
Sự nhất quán là mục đích mà mọi doanh nghiệp luôn đặt ra và hướng tới trong suốt quá trình hình thành và phát triển, như 1 kim chỉ nam định hướng cho doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp đã xây dựng được sự nhất quán cho thương hiệu của mình và nhận diện thương hiệu của mình thì những giá trị như logo hay tên thương hiệu sẽ mang ý nghĩa niềm tin và sự nghiêm túc của doanh nghiệp, đồng thời có thể khẳng định và xây dựng thêm những giá trị sâu sắc hơn cho thương hiệu của mình.
Sự nhất quán không chỉ là điều mà thương hiệu hướng tới trong một khoảng thời gian mà hơn thế sự nhất quán chính là định mức chuẩn mực lâu dài và phát triển nhận diện.
Truyền thông cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu thành công. Việc lựa chọn kênh truyền thông tương tác phụ thuộc vào khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp định hướng tới. Với sự bùng nổ về khoa học công nghệ nên sử dụng kênh truyền thông marketing online là hiệu quả và tiết kiệm chi phí đồng thời sức lan tỏa rộng, không giới hạn.
Các nhãn hiệu kinh doanh thành công nhất thể hiện tính con người nhiều nhất. Điều đó bởi vì mọi người không mua được từ các tập đoàn, mà mua từ người bán. Nói cách khác, người ta mua hàng từ con người.
Một doanh nghiệp nhỏ sẽ có một lợi thế rõ ràng hơn về điều này so với các tập đoàn khổng lồ. Khi làm việc một mình hoặc với một nhóm nhân viên và đồng nghiệp, bạn có thể trở nên nhân văn hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Bạn có thể là một người hiện hữu đối với khách hàng, đích thân liên hệ và giải quyết tất cả các câu hỏi của họ.
Một ví dụ có thể kể đến là trường hợp của Gaylord Opryland Resort. Khi một khách hàng tên Christina McMenemy hỏi Gaylord Opryland Resort thông qua tweet về nơi cô ấy có thể mua những chiếc đồng hồ họ treo sẵn trong phòng, cô ấy đã được Gaylord Opryland Resort trả lời trực tiếp rằng sản phẩm này không được bày bán rộng rãi và được cung cấp liên kết đến một sản phẩm thay thế tương tự. Đó có vẻ như đã thể hiện sự gần gũi tới khách hàng phải không? Thế nhưng, họ thậm chí còn đưa nó lên cấp độ cao hơn!
Khi người khách này tiếp tục tweet rằng sản phẩm được đề xuất không có một trong những tính năng mà cô ấy muốn, Gaylord Opryland Resort đã làm Christina ngạc nhiên bằng cách gửi miễn phí hai đồng hồ đến nhà cô cùng với một ghi chú viết tay.
Trước sự bất ngờ này, Christina McMenemy viết: “Các bạn đã khẳng định cho tôi thấy vẫn còn có những công ty chú tâm tới việc cung cấp dịch vụ một cách tuyệt vời và điều này khiến cho tôi muốn trở thành một khách hàng trung thành.”
Hãy phát triển những liên lạc cá nhân
Trong quá trình kinh doanh, nên cố gắng cá nhân hóa thêm thật nhiều liên lạc để biến nhãn hiệu thành một nhân vật thay vì chỉ là một logo trên trang web. Có thể bắt đầu bằng việc trực tiếp trả lời các tweet và tin nhắn trên mạng xã hội, gửi email cá nhân hoặc thậm chí là thiệp viết tay cho khách hàng trong những dịp đặc biệt.
Tính cách mạnh mẽ, đáng tôn trọng làm nên mối quan hệ chất lượng và ai cũng đều quan tâm đến những mối quan hệ đó. Những người hay đối xử tệ, coi thường hoặc làm mất lòng người khác sẽ không bao giờ vào được vòng tròn tin tưởng dành cho những người bạn trung thành.
Chỉ bằng cách xây dựng mối quan hệ cá nhân với khách hàng và chăm sóc những mối quan hệ đó, doanh nghiệp nhỏ mới có thể xây dựng một cơ sở khách hàng trung thành để phát triển. Là một chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn có cơ hội tìm hiểu từng khách hàng của mình và hình thành mối quan hệ bền chặt với từng người, khiến họ muốn tiếp tục lâu dài với các sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Khi hãng bia Bỉ Maes cần tăng doanh số trong năm 2013, thay vì quảng cáo thường xuyên, họ đã thúc đẩy mối quan hệ gần gũi với các khách hàng thông qua việc tặng một thùng bia miễn phí cho bất cứ ai mang họ Maes để chia sẻ với bạn bè của mình. Mọi người trên khắp nước Bỉ không chỉ hỏi bữa tiệc Maes tiếp theo ở đâu mà còn bắt đầu đổi họ thành Maes!
Bạn không nhất thiết phải tặng thùng bia miễn phí để tạo mối quan hệ bền chặt với khách hàng, vì các mối quan hệ mạnh mẽ phát triển ngay từ những việc nhỏ như ghi lại ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm của khách hàng hoặc các ngày quan trọng khác để có thể gửi cho họ những bức thư ngắn thể hiện sự quan tâm vào ngày này.
Đừng chỉ dành thời gian để trả lời câu hỏi trên mạng xã hội và email, hãy chủ động duy trì mối quan hệ bằng cách gửi cho họ một lời chào đơn giản hoặc một mẩu tin tức thú vị, khách hàng chắc chắn sẽ rất thích chúng. Những hành động nhỏ có tác động rất lớn. Những hành động nhỏ nào bạn có thể làm ngay bây giờ để cho khách hàng thấy rằng bạn quan tâm đến họ?
Các doanh nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh mẽ khi hiểu khách hàng của mình là ai và họ muốn gì. Từ đó biết được mình cần làm gì để giúp khách hàng và cung cấp sự giúp đỡ đó.
Cho dù kích thước lớn hay nhỏ, các thương hiệu phát triển sức mạnh chỉ khi họ làm quen với khách hàng ở mức độ sâu sắc và cá nhân.
Ví dụ cho một doanh nghiệp hiểu khách hàng sâu sắc là The J. Peterman Company – một nhà bán lẻ quần áo dựa trên catalog. Nghe đến đây, chắc bạn đang nghĩ rằng hình ảnh và mô tả sản phẩm là một trong những thông tin chủ yếu trên trang web của công ty. Nhưng sự thực không phải là như vậy. Bởi vì công ty này phục vụ khách hàng qua một cái nhìn lãng mạn hơn về thế giới, nơi câu chuyện đằng sau chiếc váy quan trọng hơn ảnh mẫu chi tiết hoặc mô tả kỹ thuật của dây đai. Dưới đây là hình từ trang web:
Liệu nó sẽ mang tới rủi ro? Chưa từng có nhà bán lẻ nào khác dám gỡ bỏ tất cả các bức ảnh mô tả sản phẩm của họ và thay thế chúng bằng một bản phác thảo duy nhất của mỗi mặt hàng kèm theo một câu chuyện về cảm giác của một sản phẩm.
Nó có hiệu quả không? Đối với The J. Peterman Company thì hoàn toàn có. Trong hơn một phần tư thế kỷ, công ty đã đi khắp thế giới để tìm kiếm những thứ khác thường. Và chắc chắn họ làm điều đó theo những cách ít phổ biến nhất.
Nhãn hàng nhỏ của bạn không nhất thiết phải làm điều gì khác thường như J. Peterman Company để chứng minh sự thấu hiểu khách hàng của mình. Hãy nhớ rằng còn một thứ quan trọng không kém khác là bản sắc và giá trị thực sự của công ty.
Khi đã hiểu rõ khách hàng của mình, bước tiếp theo để củng cố thương hiệu đó là lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của họ.
Hãy thử tưởng tượng như thế này: một nhãn hàng quyết định đặt một máy bán hàng tự động các sản phẩm của mình ở một vị trí thuận tiện cho khách hàng. Khách hàng rất vui mừng và mua từ máy.
Cho đến một ngày, một khách hàng gặp vấn đề và cần đặt câu hỏi. Cho người đó có dành thời gian nói chuyện, nài nỉ hoặc đá vào máy bán hàng tiện lợi bao lâu thì cũng sẽ không bao giờ nhận được bất kỳ câu trả lời nào.
Nhưng nếu có một con người ở đó? Câu hỏi được trả lời, vấn đề được giải quyết, khách hàng trung thành đã đạt được thứ họ cần.
Doanh nghiệp mà chỉ như một máy bán hàng tự động tiện lợi (phản hồi tự động và không có email trực tiếp để khách hàng) có thể hoạt động trong một thời gian nhưng không thể giành được mối quan hệ lâu dài. Mọi chuyện sẽ khác nếu khách hàng có thể trực tiếp liên hệ với công ty khi cần.
Tuy nhiên, cũng có cả những câu chuyện khác khi nói về máy bán hàng tự động, một công ty thương hiệu bia đến từ Canada đã biết cách xây dựng hình ảnh và tạo ra một thương hiệu mạnh. Molson Canada lấy ý tưởng lắng nghe khách hàng của họ và liên kết nó với một máy bán hàng tự động cá nhân hóa có thể nghe, hiểu và trả lời khách hàng.
Hãy thu thập phản hồi của khách hàng
Quay trở lại với quan điểm đã đề cập ở trên về thương hiệu phải là con người và cá nhân, bước tiếp theo chính là thực sự đáp ứng nhu cầu, khiếu nại và yêu cầu của khách hàng. Bởi vì bạn chỉ có thể xây dựng các mối quan hệ mạnh mẽ và có ý nghĩa bằng cách chú ý đến những nhu cầu đó.
Vậy thì cách nào sẽ giúp lắng nghe khách hàng tốt hơn? Một vài cách có thể cân nhắc tới ví dụ như thu thập phản hồi trung thực từ khách hàng khi kết thúc dự án, gửi khảo sát hoặc thậm chí là lên lịch một cuộc hẹn 15 phút (trực tiếp hoặc trực tuyến). Thay vì thảo luận về một dự án, bạn chỉ cần lắng nghe bất cứ điều gì trong khách hàng nghĩ về những điều liên quan đến công việc bạn làm.
Tất cả mọi người đều phạm sai lầm. Đó là một phần của bản chất con người.
Các thương hiệu thành công ở mọi quy mô (giống như những người thành công với danh tiếng nhỏ hay lớn) đều từng mắc sai lầm. Họ học hỏi từ những sai lầm của mình, tìm ra những điểm tích cực từ một tình huống xấu để tiến về phía trước.
Bạn có thể bỏ qua một vài sai sót, quên nó đi và hy vọng không gặp hậu quả. Thế nhưng, có thể sẽ nảy sinh một vấn đề sau đây, trong khi những khách hàng hài lòng chỉ kể với một người bạn, thì những khách hàng không hài lòng sẽ nói với 10 người khác về trải nghiệm tồi tệ của họ. (Hoặc đăng nó lên phương tiện truyền thông xã hội và tự động nói với 10.000 người!) Hãy nhớ, truyền miệng tiêu cực chính là cách nhanh nhất để phá hủy thương hiệu và doanh nghiệp.
Học từ chính những sai lầm của mình
Thay vì che giấu sai lầm, hãy xem chúng như một cơ hội để thể hiện chất riêng, giá trị thực sự của bạn và làm hài lòng những khách hàng đã bị tổn thương. Đừng giả vờ như không có chuyện gì xảy ra. Hãy thừa nhận mình đã làm sai, xin lỗi và đền bù cho khách hàng. Khi bạn biến một sai lầm thành một trải nghiệm tích cực, bạn sẽ giành được những người hâm mộ trung thành mãi mãi.
Cái gì không phát triển sẽ bị loại bỏ – đó là luật của tự nhiên. Tất cả các sinh vật sống đều liên tục trong trạng thái thay đổi và thích nghi. Chính vì vậy, khả năng thích ứng là tối quan trọng đối với các thương hiệu thành công là tốt.
Những người làm thương hiệu giỏi không chỉ theo đuổi mục tiêu mà còn bám sát thời đại, bối cảnh kinh doanh nói chung và những thay đổi trong ngành công nghiệp của họ. Một trong những ví dụ nổi bật nhất về thương hiệu từ chối thích nghi với hoàn cảnh rồi cuối cùng mất toàn bộ hoạt động kinh doanh là Blockbuster.
Từng là tên tuổi lớn nhất về cho thuê phim, hãng phát triển quá chậm và không kịp thích nghi với thời đại kỹ thuật số. Tất cả những gì còn lại từ vinh quang trước đây của Blockbuster là tài khoản twitter vui nhộn của The Last Blockbuster đăng tải những thông điệp tự mỉa mai về việc lỡ mất chuyến tàu kỹ thuật số.
Chuẩn bị thích nghi
Làm những gì bạn biết và những gì khiến bạn cảm thấy thoải mái. Đặc biệt là nếu bạn đã kinh doanh được một thời gian và thiết lập được các hệ thống riêng của mình. Đó thậm chí có thể là điều thông minh nhất bạn có thể làm nếu nó mang lại lợi nhuận tốt. Nhưng tuyệt đối đừng bao giờ cho phép bản thân quá thoải mái theo kiểu từ chối thừa nhận sự thay đổi của ngành công nghiệp hiện đại.
Hãy chú ý xem những thứ mới mẻ gần đây trong ngành công nghiệp là gì và liệt kê ra thành danh sách. Bạn đã thích nghi tốt nhất có thể với những thay đổi mình vừa liệt kê hay chưa? Bạn có thể làm gì để theo kịp những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực của mình?
Cuối cùng, tất cả những điều nói trên sẽ không là gì nếu không có niềm đam mê. Bất kể giá trị nào có thể tạo ra, bạn hiểu rõ đối tượng của mình như thế nào hoặc khả năng thích ứng của bạn ra sao, nếu không đam mê những gì mình làm thì bạn sẽ không đi được xa cũng như không có đủ sức chịu đựng để làm trong thời gian dài.
Trường hợp của Askinosie Chocolate, một công ty nhỏ chỉ có 17 nhân viên, sẽ nói lên tầm quan trọng của niềm đam mê trong những gì họ. Tại Askinosie Chocolate, có một câu nói nổi tiếng: “Không phải là sô-cô-la, mà là về sô-cô-la.” Câu nói khó hiểu này ám chỉ tới sự cân bằng giữa tình yêu của họ dành cho sô-cô-la và lòng tốt đối với cộng đồng.
Askinosie Chocolate nhắm tới việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao đồng thời đóng góp những hành động tốt tác động tới cộng đồng nơi mà họ kinh doanh trên khắp thế giới.
Hãy cùng nhìn qua trang web của họ để thấy được niềm đam mê về sô-cô-la và về những điều tốt đẹp cho thế giới của họ lớn và rõ ràng như thế nào!
Đam mê cũng không kém phần quan trọng
Đâu là đam mê của bạn? Tại sao bạn xây dựng doanh nghiệp này? Mỗi người đều có câu trả lời cho câu hỏi này và việc tìm ra câu trả lời của riêng mình sẽ cung cấp cho bạn nguồn nhiên liệu cần thiết để tiếp tục theo đuổi ước mơ và xây dựng một điều gì đó tuyệt vời trong thế giới này.
Trên đây là chia sẻ Top 17 các yếu tố hình thành nên thương hiệu mà bất cứ ai làm thương hiệu cũng cần biết. Hy vọng đã mang lại kiến thức hữu ích dành cho bạn.
14 lý do tại sao khách hàng không mua sản phẩm của bạn
04 May, 2022Bí quyết sử dụng tâm lý học trong kinh doanh của Walmart
04 May, 2022Cạnh tranh về giá: Làm sao để tránh đòn?
27 Mar, 20223 ý tưởng cải tiến sản phẩm hiệu quả
19 Mar, 202210 bước lập kế hoạch marketing online chuyên nghiệp
19 Mar, 2022CDP là gì? Cốt lõi về Customer Data Platform (CDP)
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.