Bài học sâu sắc đến từ văn hóa tiết kiệm của Amazon

văn hóa tiết kiệm của Amazon

Tháng ba năm 2014, ba nhà cung cấp điện toán đám mây lớn là Google, Microsoft, và Amazon đều giảm giá thành. Đây là một tin tuyệt vời cho những khách hàng của họ nhưng nó không còn là tin mới mẻ nữa. Bởi đây là lần thứ 42 Amazon giảm giá thành cho dịch vụ điện toán đám mây kể từ năm 2008.

Microsoft đã tuyên bố rằng công ty này sẽ không bao giờ để cho những dịch vụ của Amazon rẻ hơn và sẽ áp dụng giá giảm tương đương cho các dịch vụ của mình. Google, với các trung tâm dữ liệu khổng lồ đồ sộ, cũng sẵn sàng và có khả năng tham gia vào cuộc chơi giảm giá thành.

Tuy nhiên không một công ty nào lại cắt giảm giá kiểu Amazon. Nguyên tắc tiết kiệm của nhà cung cấp này theo nghĩa đen là một trong 14 “nguyên tắc lãnh đạo” (Leadership Principals) của công ty, được giải thích như sau:

Tính tiết kiệm

Chúng tôi cố gắng không dùng tiền vào những thứ không quan trọng với các khách hàng. Sự tiết kiệm sẽ nuôi dưỡng sự tháo vát, tính tự túc, và tính sáng tạo. Tính tiết kiệm khiến bạn không phải bị phụ thuộc vào số lượng nhân viên, quy mô ngân sách, hay chi phí cố định.

Ví dụ cho sự tiết kiệm ở Amazon là họ chỉ trả cho chuyến bay hạng phổ thông, ngay cả đối với các lãnh đạo cấp cao, Andy Jassy – Phó chủ tịch cấp cao phụ trách Amazon Web Services chia sẻ trên CRN Australia. Nếu một nhân viên muốn nâng lên ghế hạng thương gia hay ghế hạng nhất thì họ sẽ phải tự bỏ tiền túi của mình.

“Nếu bạn đáp chuyến bay hạng thương gia và hạng nhất để gặp khách hàng thì chi phí sẽ rất lớn, và việc bay hạng gì lại không hề tạo ra bất cứ lợi ích nào cho khách hàng” Jassy chia sẻ.

Khi nói đến điện toán đám mây, Amazon đã có những sáng tạo để tiết kiệm. Ví dụ, các ổ đĩa lưu trữ của máy tính thường có tỷ lệ hỏng cao, vì vậy các nhà cung cấp phải tính đến tổn thất khi các đĩa lỗi bị trả lại. Nhưng theo nguồn tin của CRN, Amazon đã đưa ra giá ổ đĩa thấp hơn bằng việc hứa hẹn sẽ không còn ổ đĩa nào phải gửi trả lại nữa.

Công ty cũng thực hành tiết kiệm phần cứng bằng việc tự thiết kế và xây dựng các máy chủ và thiết bị định tuyến mạng riêng. Bằng cách đó, công ty này không bao giờ phải trả cho những tính năng sản phẩm không cần thiết.

Ví dụ, thay vì mua thiết bị mạng từ một công ty như Cisco, “Chúng tôi cũng xây dựng phần cứng mạng riêng, có giao thức ngăn xếp riêng, và chi phí thay đổi một cách phi thường,” James Hamilton, phó chủ tịch cấp cao đồng thời là một kỹ sư xuất sắc phát biểu trong một sự kiện gần đây của AWS.

Mọi quyết định của chúng tôi đều tập trung vào việc thu lãi ít nhưng trên một số lượng lớn.

“Hãy suy nghĩ về ngân sách bạn bỏ ra, các mô hình chi phí và những ưu tiên của bạn theo một cách hoàn toàn mới. Ngoài kỹ năng điều hành, chúng tôi còn có thêm phẩm chất này.” Jassy nói trên CRN.

Thay lời kết

Đưa ra quyết định về tài chính luôn khiến các cấp lãnh đạo đau đầu bởi không ai có thể phủ nhận tính chi phối của tiền bạc. Nó đóng vai trò như nhiên liệu để doanh nghiệp hoạt động trơn tru, là đòn bẩy và mục tiêu hoạt động của rất nhiều công ty.

Và hơn hết, làm tài chính chưa bao giờ dễ dàng, chúng tôi luôn thấu hiểu điều này. Những quyết định tài chính phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh, thực trạng và phương thức hoạt động, sản phẩm cũng như phong cách lãnh đạo của mỗi công ty.

Một kế hoạch tài chính được áp dụng thành công ở doanh nghiệp này không đồng nghĩa sẽ phát huy hiệu quả ở một công ty khác. Tuy nhiên, với bài viết này, chúng tôi mong rằng đây sẽ là một nguồn cảm hứng để bạn tiếp cận với những góc nhìn mới trong tài chính, để những con số không còn là áp lực nặng nề.

Thay vào đó, hãy biến những con số vô trí nói lên nhiều điều về văn hóa của công ty, đồng thời tạo nên sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh nhằm tính cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn trên thị trường.

>