Bài viết sau chia sẻ 7 ví dụ về văn hóa doanh nghiệp điển hình từ các công ty nổi tiếng, từ đó bạn có thể tham khảo và áp dụng phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Mỗi công ty có một “linh hồn” được xây dựng và phát triển song song với sự phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức rõ vai trò to lớn của “linh hồn”, một số thương hiệu đã tạo dựng “văn hóa công ty, văn hóa doanh nghiệp” mang bản sắc riêng và gây ấn tượng mạnh trên toàn thế giới.
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình phát triển: các giá trị cốt lõi, các quy tắc ứng xử, phong cách quản lý, hành vi thái độ, ứng xử giao tiếp… Văn hóa không tự dưng sinh ra cũng không tự dưng mất đi. Đó là nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp, dùng để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Văn hóa không phải là thứ một sớm một chiều có thể hoàn thành mà phải trải qua một quá trình lâu dài, bền bỉ nuôi dưỡng. Trong số những công ty có văn hóa doanh nghiệp ấn tượng nhất trên thế giới hiện nay, chúng ta phải kể đến Twitter, Google, Zappos, Facebook… Để hiểu hơn, hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới đây.
Gã khổng lồ công nghệ có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới mà ai ai cũng biết. Ngoài “công nghệ”, người ta còn dành sự quan tâm đặc biệt đến văn hóa doanh nghiệp của Google.
Không phải ngẫu nhiên mà Google được nhiều công ty xem như hình mẫu lý tưởng về văn hóa doanh nghiệp. Nhân viên của Google được hưởng rất nhiều thứ từ những bữa ăn miễn phí, những bữa tiệc linh đình, những phần thưởng giá trị…. cho đến việc được phép mang thú cưng tới nơi làm việc.
Google luôn khuyến khích sự sáng tạo, cởi mở, chia sẻ thắng thắn, tạo cơ hội để nhân viên có thể phát huy hết khả năng của bản thân. Bản thân người lao động sẽ không bị quá gò bó trong một không gian nhất định, họ có thể chọn một nơi nào đó theo ý muốn của mình.
Zappos không chỉ được biết đến với tư cách là hãng phân phối giày online nổi tiếng nhất tại Mỹ mà còn là được nhiều người ngưỡng mộ và nằm trong số những công ty sở hữu văn hóa doanh nghiệp nổi bật nhất.
Yếu tố văn hóa quyết định 50% quyết định của nhà tuyển dụng. Các ứng viên được phỏng vấn xem có phù hợp với văn hóa của của Zappos hay không?
Sau một tuần làm việc, nếu ứng viên cảm thấy không phù hợp, họ sẽ được khuyến khích nghỉ việc. Và nếu ra đi, họ sẽ được nhận một khoản 2.000 USD.
Zappos xây dựng văn hóa doanh nghiệp rất bài bản, thống nhất, kỹ lưỡng. Họ dành một nguồn ngân sách lớn cho các hoạt động gắn kết nhân viên trong công ty giúp nhân viên tập trung làm việc và mang đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó hoạt động đánh giá năng lực, kỹ năng của nhân viên cũng được tiến hành rất chặt chẽ. Vì vậy nhân viên của Zappos thấm nhuần 10 giá trị cốt lõi của công ty, dịch vụ ngày một tốt hơn, danh tiếng tiếng càng đi xa hơn.
Southwest Airlines là một hãng hàng không giá rẻ lớn nhất tại Mỹ, có doanh thu lớn thứ 6, họ sở hữu số lượng máy bay nhiều thứ 3 trên thế giới. Để đạt được thành tựu này, họ đã thay đổi chất lượng dịch vụ và phần hồn.
Dịch vụ của Southwest Airlines có vài điểm khác biệt so với các hãng hàng không khác như: Khách hàng không bị thu tiền hành lý, khách hàng được quyền tự do hủy bỏ hoặc đổi chuyến bay tự do mà không bị tính phí ngay cả đã làm thủ tục Check in và đã in vé lên tàu bay.
Trong tâm trí của khách hàng, văn hóa doanh nghiệp của Southwest Airlines thể hiện ở khía cạnh: nhân viên cực kỳ chu đáo và nhân viên được trao quyền tự chủ trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Có thể thấy rõ rằng hãng hàng không này đã thành công trong việc truyền tải các giá trị và mục tiêu lớn lao của công ty đến mọi nhân viên của mình.
Cũng là mạng xã hội giống như Facebook nhưng văn hóa nội bộ của Twitter mang đậm đặc trưng riêng: Nhân viên có thể ăn uống miễn phí (trụ sở ở San Francisco), các lớp học yoga hoàn toàn miễn phí, một số người có thể đi du lịch không giới hạn.
Đặc biệt nhân viên của Twitter rất thích làm việc ở đây với những người thông minh, mọi người thân thiết với nhau. Tất cả đều hài lòng với công việc mà mình đang làm vì thành quả của họ được ghi nhận và khẳng định. Đó chính là những yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp Twitter.
Nhắc đến văn hóa doanh nghiệp của Facebook, người ta nghĩ ngay đến trải nghiệm nhân viên, các hoạt động nội bộ trong nhóm và không khí làm việc thoải mái để nhân viên bộc lộ hết khả năng của bản thân.
Facebook cũng cho nhân viên của mình phiếu đồ ăn miễn phí, không gian làm việc sáng tạo, có khu giặt đồ trong văn phòng. Đồng thời họ bố trí nhiều phòng làm việc chung, mở các phòng họp khác nhau ở nhiều tòa nhà, mở thêm nhiều công viên với nhiều lối đi để nhân viên giảm bớt áp lực và có thể nghỉ ngơi sau giờ làm.
Có thể thấy rằng việc thiết kế không gian chính là cách để Facebook cho nhân viên cảm nhận văn hóa làm việc tự do, bình đẳng, không phân biệt cấp bậc tại công ty.
Văn hóa công ty rất đặc biệt của tập đoàn Adobe – tập đoàn phần mềm máy tính Hoa Kỳ khiến chúng ta phải chú ý.
Adobe luôn đẩy mạnh việc giao trách nhiệm cho nhân viên, tin tưởng vào khả năng của họ. Công ty cũng không đánh giá nhân viên dựa trên việc chấm điểm vì Adobe cho rằng việc đó có thể ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo và tinh thần đồng đội.
Mặt khác, nhân viên của Adobe được ưu đãi mua cổ phiếu của chính công ty, nơi mà họ đang làm việc. Từ đó nhân viên sẽ cảm thấy có quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ hơn để tiếp tục cống hiến lâu dài.
SquareSpace chú trọng vào chính sách lợi ích cho nhân viên. Họ cho nhân viên của mình hưởng rất nhiều đặc quyền: không gian làm việc chuyên nghiệp, các khu ăn uống giải trí thư giãn, tài trợ trọn gói bảo hiểm cao cấp, chế độ nghỉ phép linh hoạt, tổ chức các chương trình đào tạo theo định kỳ với sự tham gia của khách mời nổi tiếng….
Nhưng trên hết, cách quan tâm sâu sắc đến nhân viên mới chính là yếu tố cốt lõi tạo nên nét văn hóa công ty rất riêng biệt và độc đáo của SquareSpace. Người quản lý sẽ lắng nghe những áp lực của nhân viên, góp ý giải quyết, trao quyền cho họ, tạo ra môi trường làm việc bình đẳng. Nhờ thế mà nhân viên luôn cảm thấy tự tin và có tinh thần làm việc hơn.
Văn hóa tạo nên sự khác biệt, sự khác biệt đến từ những điều nhỏ nhất được nuôi dưỡng lâu dài, bền bỉ, nhất quán. Với chia sẻ về 7 ví dụ về văn hóa doanh nghiệp điển hình từ các công ty nổi tiếng là những ví dụ điển hình để chúng ta học hỏi và áp dụng.
Chúc bạn thành công.
7 yếu tố của văn hóa công ty để liên tục phát triển
17 Feb, 20226 lợi ích của văn hóa doanh nghiệp
29 Oct, 2021Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk thuần Việt, chuẩn mực và bền vững
28 Oct, 202120 nét đặc sắc trong văn hóa doanh nghiệp của Google đáng để học hỏi
28 Oct, 2021Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp Viettel: điển hình văn hóa doanh nghiệp xuất sắc
28 Oct, 2021Văn hóa doanh nghiệp của Viettel: Sức mạnh tập thể theo mô hình quân đội
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.