12 bí quyết xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

7 bí quyết thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

Chúng ta đang sống trong một thế giới kinh doanh phát triển với tốc độ chóng mặt và cạnh tranh không ngừng. Một nghiên cứu với sự tham gia của 1.500 Giám đốc điều hành đã chỉ ra rằng, sự sáng tạo đóng vai trò số 1, quan trọng nhất cho sự phát triển của Doanh nghiệp. Đó là một điều các Doanh nghiệp không thể tìm ở đâu khác ngoài Doanh nghiệp mình.

Thực tế, các Doanh nghiệp bỏ lỡ nguồn tài nguyên có giá trị nhất của họ, đó là sự sáng tạo, trí tưởng tượng, sự đổi mới tư duy của các thành viên công ty. Hầu hết các doanh nghiệp thiếu phương pháp tiếp cận để hiểu và xây dựng một nền văn hóa của sự đổi mới.

Các công ty lớn hàng đầu thế giới đều có nền văn hóa của sự đổi mới- con đường dẫn tới thành công của họ. Họ hiểu rõ tầm quan trọng của đổi mới văn hóa Doanh nghiệp và khuyến khích sáng tạo ở các cấp tổ chức và triển khai tư duy sáng tạo toàn công ty.

Tham khảo ngay  bí quyết xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp giúp bạn hiểu rõ, bạn có thể và cần làm gì để phát triển đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp mình.

12 bí quyết xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

văn hóa đổi mới sáng tạo

 

1. Thôi thúc ngọn lửa đam mê

Niềm đam mê chính là yếu tố đầu tiên và thiết yếu nhất để xây dựng một nền văn hóa sáng tạo. Mỗi phát minh lớn, mỗi bước đột phá của nhân loại bắt đầu với niềm đam mê. Một niềm đam mê cho sự thay đổi để làm cho thế giới ngày một nơi tốt hơn, phát triển hơn. Một niềm đam mê góp phần tạo sự khác biệt.

Với một đội ngũ nhân viên tràn đầy niềm đam mê, bạn có thể hoàn thành bất cứ thứ gì. Nếu không có nó, các nhân viên của bạn trở nên như chiếc kim đồng hồ chạy mải miết, lặp đi lặp lại.

Ngoài ra, niềm đam mê phải trở thành ý thức về mục đích. Mục đích cụ thể của bạn là của riêng bạn, nhưng mục đích lớn hơn và quan trọng hơn là bạn có thể truyền tải được niềm đam mê đó tới các đồng nghiệp, nhân viên của mình để cùng đạt được mục đích đề ra.

2. Kêu gọi tất cả nhân viên đóng góp ý tưởng

Bắt đầu từ lời kêu gọi, hãy kêu gọi mọi người đóng góp ý tưởng. Hai cái đầu bao giờ cũng tốt hơn một cái đầu. Bất kỳ ai trong nhóm trong công ty cũng có thể tự do trình bày những ý tưởng của mình, chịu trách nhiệm 100% và thực hiện chúng. Nếu lúc nào cũng phải “hỏi xin phép” trước khi làm một điều gì đó thì sẽ chỉ làm mọi người ngán ngẩm.

3. Khen ngợi ý tưởng

Hãy là người khởi xướng ra những phần thưởng để khen ngợi những ý tưởng sáng tạo, đổi mới mang lại hiệu quả cho công ty bạn.

Phần thưởng không chỉ là tiền thưởng mà còn là sự công nhận đóng góp của tập thể, cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và những đặc quyền ưu tiên cho người có ý tưởng sáng tạo. Hãy đề ra mục tiêu để mọi thành viên trong công ty có thể phấn đấu đạt tới.

4. Nhanh chóng thử nghiệm những ý tưởng

7 bí quyết thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

Khuyến khích mọi người nhanh chóng thực hiện thử ý tưởng của mình. Có như vậy, chúng ta mới nhanh biết được ý tưởng đó có thành công hay không. Việc chờ đợi một ý tưởng thật hoàn hảo trước khi đưa vào thực hiện sẽ chỉ làm mất hứng thú của mọi người trước khi dự án có cơ hội được thực hiện.

5. Trân trọng thành công và cả thất bại

Trân trọng những bài học có được từ thất bại và áp dụng chúng cho những dự án tiếp theo. Mục đích không phải khuyến khích sự thất bại mà là nuôi dưỡng sự đổi mới liên tục để nhanh chóng thành công.

6. Quyền tự chủ

Bạn sẽ có một đội ngũ toàn Rô bốt, nếu nhân viên của bạn chỉ răm rắp làm theo những yêu cầu của bạn. Hãy để họ có quyền tự chủ và bạn chỉ là người đưa ra vấn đề để họ tìm cách giải quyết tốt nhất. Hãy cho họ thấy, bạn luôn tin tưởng và giao toàn quyền quyết định cho họ.

Bạn chỉ là người phía sau hỗ, động viên và đánh giá cao những kết quả mà họ đạt được. Thật đáng ngạc nhiên, kết quả ngoài mong đợi, bạn sẽ có kết quả công việc tốt và một đội ngũ nhân viên năng động và tự tin hơn.

7. Khuyến khích lòng dũng cảm

văn hóa đổi mới sáng tạo

Công ty Netflix nổi tiếng bởi văn hóa của mô hình kinh doanh sáng tạo của mình. Công ty hình thành và phát triển nhanh chóng bởi sự khích lệ tự do sáng tạo cá nhân mà không sợ sự rủi ro hay áp lực phán quyết.

Họ cho nhân viên: Nói những gì họ nghĩ, ngay cả nó gây sự tranh cãi, khó khăn trong việc ra quyết định. Nhưng từ những ý tưởng đó, công ty có thể suy xét lại và hoàn thiện công việc tốt hơn.

8. Không sợ thất bại

Trong hầu hết các công ty, họ thường sợ mắc sai lầm và tốt nhất là đi theo những kế hoach đã vạch sẵn, hết năm này đến năm khác. Nhưng hãy xem James Dyson, người phát minh ra máy hút bụi Dyson, “thất bại” tại hơn 5.100 mẫu thử nghiệm trước khi nó đúng.

Trong thực tế, gần như mọi sự đổi mới mang tính đột phá trong lịch sử đều được đưa ra sau những thất bại vô số.Những nhà cải cách vĩ đại và thành đạt không nhất thiết phải thông minh hơn người bình thường, mà do họ không ngừng cố gắng và không dừng bước trước thất bại.

Vì thế, đừng vội nản lòng trước những thất bại trước mắt, mà hãy động viên nhân viên của bạn, tìm ra sai lầm đó và khắc phục và tiếp tục cố gắng.

9. Nhanh nhạy đổi mới

Với các công ty lớn, tổ chức thường tồn tại để bảo vệ ý tưởng ban đầu, chứ không bao giờ tạo ra hoặc chấp nhận cái mới. Trái lại, các công ty nhỏ, thường nhanh nhạy với xu hướng của thị trường hơn. Họ không ngại thay đổi nếu sự thay đổi đó có ích cho công ty.

Vì vậy, hãy đừng ngần ngại đổi mới theo xu hướng tất yếu của sự phát triển, nếu bạn không muốn công ty và các nhân viên của bạn trì trệ theo hệ tư tưởng cũ. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới văn hóa doanh nghiệp cũng như chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty bạn đấy.

10. Tối đa hóa sự đa dạng

Ziba là một trong những công ty sáng tạo và thành công nhất trên thế giới.Là một công ty tư vấn hàng đầu, họ có 120 nhân viên từ 18 quốc gia khác nhau và nói 26 ngôn ngữ. Sự đa dạng của con người và tư tưởng, sự đa dạng của kinh nghiệm làm việc, tôn giáo, quốc tịch, sở thích, niềm tin chính trị, chủng tộc… đều giúp xây dựng nền văn hóa sáng tạo.

Văn hóa Doanh nghiệp không tự nhiên mà có, cũng không phải do người đứng đầu tạo ra. Đó là sự đóng góp của tất cả các thành viên trong công ty từ người lãnh đạo cao nhất đến những nhân công bình thường nhất. Họ chính là những đại sứ tạo nên thương hiệu văn hóa của công ty bạn.

Vì vậy, đừng bỏ lỡ cơ hội đổi mới văn hóa Doanh nghiệp bằng cách Thôi thúc ngọn lửa đam mê trong họ, Khuyến khích lòng dũng cảm, Sự tự chủ nơi họ, Khen ngợi ý tưởng, Không sợ thất bại, Nhanh nhạy đổi mới và Tối đa hóa sự đa dạng. Đó chính là những bước đầu tiên để đổi mới nền văn hóa Doanh nghiệp và cầu nối cho sự phát triển của Công ty bạn.

11. Đảm bảo tinh thần và trách nhiệm làm việc nhóm

Sự đổi mới sáng tạo không phải là việc của một cá nhân. Nó đòi hỏi sự hỗ trợ và tinh thần làm việc nhóm của nhiều người với những kỹ năng chuyên môn. Đừng bao giờ đặt trách nhiệm “xây dựng ý tưởng” cho một bộ phận hay cá nhân nào đó vì nó sẽ khiến những người còn lại sẽ ngầm hiểu rằng, đây không phải là việc của tôi hay phòng ban của tôi. Ý tưởng có thể xuất phát từ một cá nhân nhưng chính sự sáng tạo, tin tưởng và hỗ trợ của toàn bộ các phòng ban mới có thể biến ý tưởng đó thành một sự đổi mới đột phá.

12. Có sự nhất quán về tinh thần và nỗ lực của mọi cấp bậc

Đảm bảo tinh thần đổi mới như nhau ở mọi cấp bậc, từ cấp cao nhất đến từng nhân viên. Người lãnh đạo phải tích cực tham gia, không phải chỉ ngồi ở trên ra lệnh.

Trên đây là bài viết chia sẻ về 7 bí quyết thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Hy vọng đã mang đến kiến thức hữu ích đến bạn để áp dụng tại doanh nghiệp của mình.

Chúc bạn thành công.

>